• Luật Hồng Phúc

Thủ tục mở công ty thiết kế nội thất

THỦ TỤC MỞ CÔNG TY THIẾT KẾ NỘI THẤT

Thủ tục mở công ty thiết kế nội thất

Ngày nay, nôi thất của một căn nhà, văn phòng, trụ sở, tòa nhà… không còn nằm ở việc đáp nhu cầu công năng sử dụng, mục đích sử dụng của một căn nhà, văn phòng, trụ sở, tòa nhà… nữa mà còn là phương thức thể hiện phong cách, đẳng cấp của chính chủ sở hữu, sử dụng. Từ đấy, dẫn đến nhu cầu tìm kiếm đến một bên thứ ba có kiến thức chyên môn, gu thẩm mỹ, sự am hiểu về phong thủy, kiến trúc… để hỗ trợ trong việc bài trí, lựa chọn các sản phẩm nội thất thích hợp với khả năng tài chính và mong muốn của chủ sở hữu, sủ dụng.

Vậy, để tiến hành mở một công ty thiết kế nội thất thì cần tiến hành những thủ tục gì? Sau đây, luật Hồng Phúc xin tư vấn đến quý bạn đọc về thủ tục mở công ty thiết kế nội thất theo quy định của pháp luật hiện hành như sau:

 

  1. Nội dung cần chuẩn bị trước khi mở công ty thiết kế nội thất
  2. Tên công ty: Tên công ty bao gồm hai thành tố là loại hình doanh nghiệp (trách nhiệm hữu hạn, hợp danh, cổ phần) và phần tên riêng (tên riêng này có thể trở thành thương mại của doanh nghiệp sau này). cá nhân, tổ chức thành lập công ty có thể tra cứu tại – https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx về tên công ty nhằm tránh việc sử dụng tên trùng lặp, đặt tên đúng theo quy định của pháp luật.
  3. Trụ sở công ty: Ngoại trừ nhà chung cư, công ty có thể đặt trụ sở tại bất kỳ địa chỉ nào đã được xác định địa chỉ giới hành chính (gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
  4. Chuẩn bị nghành nghề kinh doanh: Tùy thuộc vào mục đích và phạm vi hoạt động dự kiến mà công ty có quyền lựa chọn một trong các mã ngành sau làm mã ngành chính:

7110               Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan

7410               Hoạt động thiết kế chuyên dụng (Chi tiết: Hoạt động trang trí nội thất.

Ngoài mã ngành chính thì công ty có thể lựa chọn thêm một, một số mã ngành khác trong danh sách mã nghành đăng ký.

  1. Chuẩn bị vốn điều lệ: Ngành thiết kế nội thất không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định nên cá nhân, tổ chức thành lập công ty có toàn quyền lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp với năng lực tài chính, định hướng hoạt động cũng như chi phí thuế, phí, lệ phí liên quan đến vốn điều lệ (nếu có).
  2. Hồ sơ (01 bộ)

Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh được lựa chọn, cá nhân, tổ chức sẽ chuẩn bị hồ sơ tương ứng:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  2. Điều lệ công ty (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần);
  3. Danh sách thành viên/cổ đông (cổ đông sáng lập; cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài);
  4. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân/thành viên/cổ đông (cổ đông sáng lập; cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài) là cá nhân, người đại diện;
  5. Bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên/cổ đông là tổ chức (nếu thành viên/cổ đông là tổ chức nước ngoài thì giấy tờ pháp lý phải được hợp pháp hóa lãnh sự);
  6. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư;
  7. Bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (nếu có).
  8. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
  • Thủ tục mở công ty thiết kế nội thất
  1. Nộp hồ sơ

Nộp trực tiếp: Phòng đăng ký kinh doanh hoặc các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc phòng đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Nộp trực tuyến: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/ thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng đồng thời nộp hồ sơ gốc bản giấy tại Phòng Đăng ký kinh doanh khi nhận khết quả.

  1. Kết quả

Hồ sơ hợp lệ: cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;

Hồ sơ không hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định: ra một bản thông báo toàn bộ nôi dung cần sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ;

  1. Thủ tục cần làm sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần thực hiện các công việc liên quan nhằm đảm bảo công ty hoạt động và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật liên quan:

  • Mua chữ ký số điện tử để thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế điện tử;
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp;
  • Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài;
  • Làm biển hiệu;
  • Đăng ký phát hành hóa đơn điện tử;
  • Khai thuế ban đầu.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

 

 

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan