• Luật Hồng Phúc

Thủ tục mở công ty du lịch mới nhất

Thủ tục mở công ty du lịch mới nhất

Thủ tục mở công ty du lịch mới nhất

Du lịch được coi là một ngành công nghiệp không khói, luôn được chú trọng và phát triển. Do nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng tăng cao nên có rất nhiều công ty du lịch được thành lập mới. Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Phúc xin gửi tới Quý khách hàng thủ tục mở công ty du lịch mới nhất.

  1. Kinh doanh du lịch là gì?

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. Theo quy định của Luật du lịch 2017, kinh doanh du lịch gồm có các lĩnh vực là dịch vụ lữ hành, vận tải hành khách, lưu trú du lịch và các loại dịch vụ khác.

  1. Điều kiện thành lập công ty du lịch, hồ sơ đăng ký kinh doanh du lịchcần những gì?

2. 1. Điều kiện thành lập công ty du lịch với ngành nghề dịch vụ lữ hành

Để công ty kinh doanh du dịch có dịch vụ lữ hành thì cần phải có các loại giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề liên quan đến lĩnh vực du lịch;
  • Giấy phép lữ hành quốc tế đủ điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tếdo Bộ văn hóa thể thao và du lịch hoặc giấy phép lữ hành nội địado Sở văn hóa, thể thao dvà du lịch cấp phép.

2.1.1 Điều kiện kinh doanh ngành nghề lữ hành quốc tế:

  • Điều kiện kinh doanh ngành nghề lữ hành quốc tế:
  • Phải có tài khoản ký quỹ. Mức ký quỹ được quy định cụ thể tại Mục 1 Chương V Nghị định 168/2017/NĐ-CP. Cụ thể doanh nghiệp Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là 250.000.000 đồng (hai trăm năm mươi triệu đồng); kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài là 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) và kinh doanh cả 2 dịch vụ trên sẽ phải ký quỹ là 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng).
  • Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế. Chuyên ngành về lữ hành bao gồm: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị lữ hành; Điều hành tour du lịch; Marketing du lịch; Du lịch; Du lịch lữ hành; Quản lý và kinh doanh du lịch.
  • Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:
  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
  • Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
  • Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được quy định như sau:

Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2.1.2 Điều kiện khi kinh doanh ngành nghề lữ hành nội địa:

  • Điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề lữ hành nội địa
  • Phải có tài khoản ký quỹ, cụ thể ký quỹ ngân hàng 100 triệu đồng
  • Có bằng cấp liên quan đến ngành nghề du lịch hoặc chứng chỉ điều hành nội địa. Bằng trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến lữ hành hoặc bằng trung cấp ngành khác cộng với Chứng chỉ điều hành quốc tế. Chuyên ngành về lữ hành bao gồm: quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; quản trị lữ hành; điều hành tour du lịch; marketing du lịch; du lịch; du lịch lữ hành; quản lý và kinh doanh du lịch
  • Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:
  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu 04 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL;
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
  • Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được quy định như sau:

Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2.2. Điều kiện thành lập công ty du lịch với ngành nghề vận tải khách du lịch

Kinh doanh vận tải khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ chuyên phục vụ khách du lịch theo chương trình du lịch, tại khu du lịch, điểm du lịch. Doanh nghiệp đăng ký ngành nghề này phải đáp ứng điều kiện kinh doanh vận tải; quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải; điều kiện của người điều khiển phương tiện vận tải, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên từng loại phương tiện vận tải theo quy định tại Thông tư 42/2017/TT-BGTVT.

Để có thể kinh doanh nghành nghề này thì doanh nghiệp phải được cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch. Phương tiện vận tải khách du lịch có biển hiệu được vận tải hành khách theo hợp đồng và được ưu tiên bố trí nơi neo đậu, dừng, đỗ để đón, trả khách du lịch tại sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, trong khu du lịch, gần điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch và được hoạt động không hạn chế thời gian trên các tuyến giao thông dẫn tới các điểm tham quan du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm cung ứng dịch vụ du lịch theo quy định của chính quyền địa phương. Hồ sơ thủ tục để được cấp phương tiện vận tải du lịch được quy định cụ thể tại Mục 2 Chương V Nghị định 168/2017/NĐ-CP

2.3. Điều kiện thành lập công ty du lịch với ngành nghề lưu trú du lịch

Điều 48 Luật du lịch 2017 quy định các loại cơ sở lưu trú du lịch gồm có khách sạn; biệt thự du lịch; căn hộ du lịch; tàu thủy lưu trú du lịch; nhà nghỉ du lịch; nhà ở có phòng cho khách du lịch thuế; bãi cắm trại du lịch; các cơ sở lưu trú du lịch khác.

Để kinh doanh ngành nghề này thì doanh nghiệp cần phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch được quy định cụ thể tại Mục 3 Chương V Nghị định 168/2017/NĐ-CP.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch được xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch. Hạng cơ sở lưu trú du lịch bao gồm 01 sao, 02 sao, 03 sao, 04 sao và 05 sao. Thẩm quyền thẩm định, công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được quy định như sau: Tổng cục Du lịch thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 04 sao và hạng 05 sao và cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 01 sao, hạng 02 sao và hạng 03 sao. Hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được quy định cụ thể tại khoản 4, 5 Điều 50  Luật du lịch 2017.

2.4.  Điều kiện thành lập công ty du lịch với ngành nghề dịch vụ du lịch khác

Dịch vụ du lịch khác gồm có: dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm, dịch vụ thể thao, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch. Để doanh nghiệp đủ điều kiện công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch thì cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ gồm có:

  • Đơn đề nghị theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
  • Bản thuyết minh đáp ứng các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

Sau khi tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ gồm các tài liệu nêu trên thì sẽ nộp đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi đặt cơ sở kinh doanh. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và công nhận; trong trường hợp không công nhận, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch có thời hạn 03 năm. Sau khi hết thời hạn, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác có nhu cầu đăng ký công nhận lại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch thực hiện theo trình tự như trên.

Như vậy, tùy thuộc vào ngành nghề cụ thể mà doanh nghiệp đăng ký sẽ phải đáp ứng các yêu cầu về giấy phép con cũng như khoản tiền ký quỹ khác nhau.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc về thủ tục mở công ty du lịch mới nhất . Luật Hồng Phúc đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục liên quan đến thủ tục mở công ty du lịch với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410

Emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn

 

 

 

Thông tin liên quan