• Luật Hồng Phúc

Điện kiện thành lập công ty

  1. 05/09/2022
  2. 1,804

Mỗi loại hình công ty đều có những ưu nhược điểm khác nhau dẫn đến điều kiện thành lập công ty của mỗi loại hình doanh nghiệp cũng khác nhau. Luật Hồng Phúc xin gửi tới Quý Khách hàng các thông tin cần lưu ý về điện kiện thành lập công ty.

Những điều kiện chung về thành lập công ty

  1. Điều kiện về chủ thể thành lập công ty

Các cá nhân, chủ thể thành lập công ty không được thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 bao gồm:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trongcác cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Nhung-dieu-kien-thanh-lap-doanh-nghiep-cong-ty-luathongphuc-vn

Điều kiện mở công ty

  1. Điều kiện về đặt tên doanh nghiệp

Tên công ty do cá nhân, tổ chức thành lập tự lựa chọn bao gồm 2 thành tố theo thứ tự: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Loại hình doanh nghiệp có thể được viết tắt và tên riêng thì không được vi phạm các quy định tại Điều 38, 39 và 41 của Luật doanh nghiệp bao gồm  những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp, những lưu ý về tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt doanh nghiệp; những tên trùng, tên gây nhầm lẫn.

Ví dụ tên công ty: Công ty cổ phần Phúc Sinh và Công ty cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu nông sản Phúc Sinh. Thành phần phân biệt giữa hai công ty là “Phúc Sinh” nên Công ty cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu nông sản Phúc Sinh sẽ không được đăng ký cụm từ này trong tên thương mại của mình.

  1. Điều kiện về ngành nghề khi đăng ký

Doanh nghiệp được phép kinh doanh ngành nghề pháp luật không cấm (danh mục ngành nghề cấm kinh doanh được quy định tại Luật đầu tư 2020)

Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần phải đảm bảo công ty thành lập đáp ứng đủ điều kiện của ngành nghề đó. Những ngành nghề kinh doanh có điều kiện có thể có điều kiện về vốn hoặc chứng chỉ hành nghề.

Ví dụ: ngành nghề kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn phải có giấy phép an ninh trật tự theo quy định tại phụ lục 4, Luật Đầu tư 2020; Luật Du lịch 2017; Nghị định 69/2016/NĐ-CP. Nếu như công ty kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn không có giấy phép này sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng tùy vào mức độ vi phạm.

  1. Điều kiện về địa điểm kinh doanh

Trụ sở chính của doanh nghiệp phải là địa điểm được phép thực hiện hoạt động kinh doanh và phải thuộc quyền sở dụng hợp pháp của công ty.

  1. Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định khi thành lập công ty

Luật không đưa ra các quy định về vốn pháp định đối với tất cả các ngành nghề kinh doanh tuy nhiên có một số ngành nghề kinh doanh nhất định phải đảm bảo số vốn tối thiểu theo luật định. Ví dụ ngành nghề cần vốn pháp định như thành lập ngân hàng thương mại cần 3.000 tỷ đồng, ngân hàng chính sách cần 5.000 đồng hay kinh doanh bất động sản thì vốn pháp định cần 20 tỷ đồng.

Điều kiện riêng đối với các loại hình công ty

Bên cạnh những điều kiện chung về thành lập công ty khi mà tất cả các loại hình công ty muốn được thành lập đều phải đáp ứng thì căn cứ vào đặc điểm cả từng loại hình công ty mà mỗi loại hình công ty đều phải đáp ứng thêm một số điều kiện sau đây:

  1. Công ty Cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp 2020. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, có quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán khác của công ty.

Khi đăng ký thành lập công ty cổ phần cần phải tuân thủ các điều kiện sau:

Chủ thể thành lập công ty cổ phần được gọi là cổ đông sáng lập. Căn cứ theo khoản 1 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 thì công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập và không giới hạn số lượng cổ đông sáng lập tối đa.

Cổ đông sáng lập công ty phải là người có đầy đủ chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu để thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp hoặc bản sao các giấy tờ trên.

Người đại diện theo pháp luật của công ty có thể có một hoặc nhiều người. Nếu công ty cổ phần có nhiều người làm đại diện theo pháp luật cho công ty thì mỗi người phải được quy định một chức năng, nhiệm vụ quyề hạn cụ thể và được ghi nhận trong điều lệ.

Tên công ty công ty cổ phần bao gồm 2 thành tố theo thứ tự: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Phần tên riêng không được vi phạm các quy định tại Điều 38, 39 và 41 của Luật doanh nghiệp 2020 và đối với phần loại hình doanh nghiệp thì có thể viết tắt là “Công ty CP” hoặc viết đầy đủ là “Công ty cổ phần”

  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Theo quy định tại Điêu 74 Luật doanh nghiệp 2020, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được hiểu như sau:

“1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

Về chủ thể thành lập công ty trách nhiêm hữu hạn có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức thành lập. Công ty TNHH MTV có thể có một hoặc nhiều người đaiạ diện theo pháp luật. Đối với loại hình do một tổ chức thành lập thì khoản 3 Điều 79 quy định: “Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.” Đối với loại hình do một cá nhân thành lập công ty thì người đại diện của công ty có thể là chính cá nhân đó hoặc một người khác.

Về cách đặt tên công ty, thì cũng được cấu tạo từ: Tên loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Trong đó tên loại hình doanh nghiệp có thể viết tắt: “Công ty TNHH MTV”, “Công ty TNHH Một thành viên”, “Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV” hoặc là viết đầy đủ: “Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên”

  1. Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Công ty TNHH hai thành viên trở lên được hiểu là:

“1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.

  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

Như vậy về chủ thể, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên khi thành lập doanh nghiệp bắt buộc phải có ít nhất là hai thành viên trở lên nhưng không được quá 50 thành viên, bao gồm cả cá nhân hoặc tổ chức.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên cũng có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật và quyền hạn, trách nhiệm của mỗi người đại diện theo pháp luật phải được quy định trong Điều lệ công ty.

Về cách viết tên của loại hình doanh nghiệp này thì có thể viết tắt là “Công ty TNHH” hoặc viết đầy đủ là “Công ty Trách nhiệm hữu hạn”. Cụm từ “hai thành viên trở lên” không phải là thành phần bắt buộc có trong cấu thành tên của doanh nghiệp. Nếu chủ sở hữu công ty lựa chọn đó là thành vần tên riêng thì có thể thêm vào.

  1. Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Điều kiện về chủ thể thành lập công ty tư nhân là chỉ do một cá nhân thành lập và là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Về cách viết tên loại hình doanh nghiệp thì có thể viết tắt là “DNTN”, “Doanh nghiệp TN” hoặc viết đầy đủ là: “Doanh nghiệp tư nhân”.

  1. Công ty hợp danh

Khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty hợp danh:

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Khi thành lập công ty hợp danh thì cần có ít nhất là 2 thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải là cá nhân và không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại theo quy định tại khoản 1 Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020.

Về tên loại hình doanh nghiệp có thể viết tắt là “Công ty HD” hoặc viết đầy đủ là “Công ty hợp danh”.

Như vậy loại hình công ty điều có điều kiện thành lập riêng, cần phải nắm rõ các điều kiện để quá trình thành lập công ty không xảy ra sai sót. Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến quý khách hàng toàn bộ điều kiện để thành lập mới các loại hình doanh nghiệp hiện nay. Qúy khách hàng có nhu cầu thành lập mới  công ty có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được tư vấn cụ thể hơn thông qua:

Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410

Emai: Info@luathongphuc.vn/hotrodangkycongty@gmail.com

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan