- Luật Hồng Phúc
Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Doanh nghiệp được phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh để mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, sau thời gian hoạt động nếu không thể đem lại hiệu quả thực tế, doanh nghiệp có thể lựa chọn giải thể, chấm dứt hoạt động. Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, chấm dứt văn phòng đại diện, giải thể địa điểm kinh doanh tiến hành như thế nào?, Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật Hồng Phúc.
Pháp luật quy định chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo hai trường hợp sau:
Có thể thấy, doanh nghiệp hoàn toàn có quyền chủ động quyết định các vấn đề của chi nhanh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh do mình thành lập, bao gồm cả việc chấm dứt hoạt động. Lý do chấm dứt hoạt động có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như không đáp ứng được các mục tiêu đề ra ban đầu, mâu thuẫn nội bộ,… và nhiều yếu tố khác. Việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có thể giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa thiệt hại, tiết kiệm chi phí hoạt động,
Quyết định chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh doanh nghiệp tư nhân do chính chủ doanh nghiệp quyết định; công ty hợp danh do Hội đồng thành viên hợp danh quyết định; công ty TNHH do Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty quyết định; công ty cổ phần là do Đại hội đồng cổ đông nhất trí quyết định,
Để thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp buộc phải thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký. Đây là sự công nhận về mặt pháp lý, và là cơ sở để chi nhánh, văn phòng đại diện hoạt động. Do đó, nếu bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký cũng có nghĩa là chi nhánh, văn phòng đại diện công ty không còn được công nhận về địa vị pháp lý và buộc phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động.
Tóm lại, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh công ty có thể chấm dứt hoạt động theo quyết định chủ động của chính doanh nghiệp đó. Ngoài ra, với chi nhánh, văn phòng đại diện nếu bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thì bắt buộc phải chấm dứt hoạt động theo quy định.
Dù chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo sự tự nguyện hay bắt buộc thì công ty vẫn có nghĩa vụ phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để quản lý.
Trường hợp công ty không thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đúng quy định và đúng thời hạn thì sẽ có khả năng bị xử phạt vi phạm hành chính nếu bị phát hiện. Do đó, bạn nên thực hiện thủ tục theo các bước sau để tránh rủi ro pháp lý không đáng có.
Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, bao gồm:
Khi chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, công ty phải có trách nhiệm gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh.
Sau khi thông báo, doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký chấm dứt hoạt động theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên mạng điện tử
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước phải xem xét và giải quyết hồ sơ.
Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm nhận thông báo, kiểm tra tính hợp lệ các thành phần hồ sơ và cập nhập tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt hoạt động.
Đồng thời có trách nhiệm ra Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh công khai
Khi thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, người đại diện theo pháp luật của công ty và người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện bị chấm dứt hoạt động liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ khi thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc duy nhất của doanh nghiệp có thể thực hiện chức năng thực hiện các hoạt động sinh lời, do đó doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động phải thực hiện các hợp đồng đã giao kết, thanh toán đầy đủ các khoản nợ (bao gồm cả nợ thuế của chi nhánh) và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đầy đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những lưu ý khi doanh nghiệp tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Hy vọng bài viết của Luật Hồng Phúc hữu ích đối với quý độc giả. Qúy khách có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc thông qua:
Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410
Emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn