• Luật Hồng Phúc

Điều kiện và thủ tục tuyên bố phá sản công ty

  1. 15/03/2023
  2. 1,289

Đại dịch Covid 2019 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thị trường Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp kiệt quệ về mặt tài chính, không đủ khả năng tiếp tục phát triển. Do đó, đã có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam tuyên bố phá sản công ty nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về điều kiện và thủ tục tuyên bố phá sản công ty, Công ty Luật Hồng Phúc sẽ đem đến nhiều thông tin chính xác, và thiết thực về nội dung này.

Doanh nghiệp được công nhận phá sản khi nào ?

Khoản 1, 2 Điều 4 Luật phá sản  2014 quy định:

“Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.”

“Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”

Như vậy, để được công nhận doanh nghiệp phá sản, thì doanh nghiệp đáp ứng đủ 2 điều kiện:

  • Mất khả năng thanh toán
  • Bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Thủ tục tuyên bố phá sản công ty

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty

Điều 5 Luật phá sản 2014 quy định cụ thể chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:

Chủ thể có quyền (khoản 1, 2, 5, 6 Điều 5 Luật phá sản 2014)

  • Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần.
  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng

Chủ thể có nghĩa vụ (khoản 3, 4 Luật phá sản 2014)

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

luat-hong-phuc-vn-dieu-kien-va-thu-tuc-tuyen-bo-pha-san-cong-ty

Bước 2: Nộp đơn tuyên bố phá sản tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

Căn cứ khoản 1 Điều 30 Luật phá sản 2014, có 2 phương thức nộp đơn:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân
  • Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.

Ngày nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

Bước 3: Tòa án nhận và thụ lí đơn tuyên bố phá sản

  • Trường hợp đơn yêu cầu hợp lệ: Thẩm phán thông báo nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản
  • Trường hợp đơn yêu cầu chưa đủ nội dung: Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn.
  • Chuyển đơn đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết nếu thuộc thẩm quyền của Tòa án đó.
  • Trả lại đơn tuyên bố phá sản công ty.

( khoản 1 Điều 32 Luật phá sản 2014)

Sau khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản, Tòa án tiến hành thụ lí đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trường hợp không phải nộp thì ngày Tòa án nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là thời điểm thụ lí đơn.

(Điều 39 Luật phá sản 2014)

Bước 4: Tòa án ra quyết định mở hay không mở thủ tục phá sản

Tòa án phải ra quyết định mở hay không mở thủ tục phá sản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lí đơn yêu cầu.

(Điều 42 Luật phá sản 2014)

Bước 5: Triệu tập Hội nghị chủ nợ

Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ trong vòng 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản trong hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ tùy thuộc vào việc nào kết thúc trước. (Điều 75 Luật phá sản 2014)

Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ là phải cósố chủ nợ tham gia đại diện  ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Hội nghị chủ nợ phải có sự tham gia của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lí, thanh lí tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trường hợp không đáp ứng được điều kiện trên thì Hội nghị chủ nợ được hoãn lại (Điều 79 Luật phá sản 2019).

Bước 6: Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản công ty

  • Hội nghị chủ nợ không đủ điều kiện tiến hành sau khi triệu tập lần 2 hoặc không thể thông qua nghị quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả họp Hội nghị chủ nợ. (Điều 106 Luật phá sản 2014)
  • Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp hợp tác xã phá sản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả họp Hội nghị chủ nợ trong đó đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp. (Điều 107 Luật phá sản 2014)

Bước 7: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án nhân dân

Cơ quan thi hành án dân sự  có trách nhiệm ra quyết định thi hành và phân công Chấp hành viên thi hành quyết định tuyên bố phá sản trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản.

Trên đây là toàn bộ thông tin về điều kiện và thủ tục tuyên bố phá sản công ty. Nếu có thắc mắc xin hãy liên hệ đến công ty Luật Hồng Phúc chúng tôi để được giải đáp.

  • Thủ tục phá sản không được áp dụng với
  • Quyết định của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp phá sản
  • Trình bày những điều kiện dân tối doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản
  • Thủ tục phá sản doanh nghiệp

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan