• Luật Hồng Phúc

Thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp

Thay đổi loại hình doanh nghiệp như là một hình thức cơ cấu lại tổ chức doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh doanh đồng thời giải quyết những khó khăn pháp lý mà loại hình doanh nghiệp trước đó không thực hiện được. Pháp luật hiện hành quy định cụ thể các hình thức chuyển đổi loại giúp doanh nghiệp thực hiện thủ tục đơn giản nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ các quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Luật Hồng Phúc là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm chuyên cung cấp dịch vụ làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nhanh chóng, chuyên nghiệp với chi phí hợp lý nhất cho quý khách hàng.

Thay đổi loại hình doanh nghiệp là gì ?

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là hình thức cơ cấu lại doanh nghiệp để phù hợp với quy mô và sự phát triển của nó. Sau khi chuyển đổi doanh nghiệp (sau khi được cấp giấy đăng ký kinh doanh (giấy đăng ký doanh nghiệp), công ty được chuyển đổi chấm dứt tồn tại công ty chuyển đổi được kế thừa các quyền và lợi ích hợp pháp và chịu trách nhiệm về các khoản nợ, hợp đồng lao động, các nghĩa vụ tài sản khác của công ty được chuyển đổi.

Các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hiện nay

Chuyển đổi từ doanh nghiệp cá nhân thành công ty:

Chuyển đổi từ một doanh nghiệp cá nhân thành công ty là quá trình thành lập công ty mới và chuyển giao tài sản, quyền lợi từ doanh nghiệp cá nhân sang công ty. Quá trình này thường yêu cầu việc thực hiện các thủ tục pháp lý và thuế.

Chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần:

Công ty TNHH có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần, mở rộng cơ hội huy động vốn từ các cổ đông và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Chuyển đổi từ công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn:

Công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty TNHH, giới hạn trách nhiệm của các thành viên và giảm tính phức tạp trong quản lý và quyết định.

Chuyển đổi từ công ty mẹ thành công ty con và ngược lại:

Một công ty mẹ có thể chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ tài sản và hoạt động sang một công ty con, hoặc ngược lại, chuyển đổi một công ty con thành công ty mẹ. Quá trình này liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần hoặc tài sản giữa các công ty.

Chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty:

Chuyển đổi từ một doanh nghiệp nhà nước thành công ty tư nhân hoặc công ty cổ phần có thể xảy ra trong quá trình cải cách kinh tế và chuyển giao từ quản lý nhà nước sang quản lý thị trường.

Chuyển đổi từ hợp tác xã thành công ty:

Một hợp tác xã có thể chuyển đổi thành một công ty, giúp nâng cao khả năng huy động vốn và phát triển kinh doanh theo mô hình công ty.

Lưu ý rằng mỗi hình thức chuyển đổi doanh nghiệp đều có các quy định, quy trình và yêu cầu pháp lý riêng. Việc thực hiện chuyển đổi cần tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, bao gồm việc làm các thủ tục đăng ký, công bố, chuyển nhượng tài sản và nợ, cập nhật thuế, và thực hiện các thủ tục liên quan khác. Để thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp, nên tìm hiểu kỹ luật pháp hiện hành và tư vấn với luật sư hoặc chuyên gia pháp lý để đảm bảo tuân thủ và thực hiện đúng quy trình.

Thành phần hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp về việc thay đổi:
    1. Chủ sở hữu công ty (đối với công ty tnhh mtv )
    2. Hội đồng thành viên của công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên)
    3. Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần).
  • Điều lệ công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần).
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần).
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư.
  • Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư mới: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác còn hiệu lực.
  • Đối với nhà đầu tư là pháp nhân thì cần có:
    1. Bản sao hợp lệ quyết định thành lập;
    2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác.
  • Đối với nhà đầu tư nước ngoài thì những giấy tờ cá nhân cần phải được Hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Kèm theo một số giấy tờ:
    1. Trường hợp chuyển đổi từ công ty TNHH một thành viên sang công ty TNHH hai thành viên trở lên:
    2. Hợp đồng chuyển nhượng (kèm theo các giấy tờ chứng minh) hoặc giấy tờ xác nhận việc tặng, cho một phần quyền sở hữu của công ty đối với trường hợp chủ sở hữu chuyển nhượng, tặng cho một phần quyền sở hữu công ty cho một hoặc một số cá nhân khác.
    3. Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp nếu chủ sở hữu huy động thêm vốn góp từ một hoặc một số cá nhân khác.
    4. Trường hợp thay đổi từ công ty TNHH hai thành viên trở lên sang công ty TNHH một thành viên:
    5. Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp và các giấy tờ chứng minh.
    6. Trường hợp chuyển từ công ty cổ phần sang công ty TNHH và ngược lại:
    7. Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp và các giấy tờ chứng minh hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư.

Cơ quan thay đổi loại hình doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ thay đổi công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/

Thời gian thực hiện thay đổi loại hình công ty

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

  • Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được chuyển thành công ty cổ phần.
  • Công ty 1 thành viên không được chuyển thành công ty cổ phần.
  • Công ty chỉ có duy nhất 2 thành viên không được chuyển lên công ty cổ phần.
  • Công ty có điều kiện chuyển sang loại hình khác phải chứng minh lại điều kiện đó.
  • Việc chuyển đổi loại hình chỉ được thực hiện từ DNTN lên TNHH, từ TNHH lên công ty cổ phần. DNTN không thể chuyển đổi trực tiếp lên công ty cổ phần.

thu-tuc-chuyen-doi-loai-hinh-doanh-nghiep

Dịch vụ làm thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp tại Luật Hồng Phúc

Chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Luật Hồng Phúc tiến hành soạn thảo và hoàn thiện các tài liệu cần thiết cho các thủ tục pháp lý của khách hàng phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam trên cơ sở các thông tin do Khách hàng cung cấp.

Nộp bộ hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Thay mặt Khách hàng nộp bộ hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thay mặt  Khách hàng liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo dõi quá trình đánh giá hồ sơ của những cơ quan này.

Hỗ trợ Khách hàng trong việc giải trình, sửa  đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Nhận kết quả thủ tục pháp lý từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và giao cho Khách hàng.

Khắc dấu tròn và công bố mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo yêu cầu của khách hàng.

Ngoài ra Luật Hồng Phúc sẽ đồng hành, hỗ trợ khách hàng trong cả quá trình hoạt động

Các tài liệu quý khách hàng cần cung cấp

Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy pháp luật hiện hành cho phép doanh nghiệp có thể chuyển đổi từ loại hình này sang loại hình khách nhưng phải đáp ứng đúng các điều kiện pháp luật. Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến quý khách hàng quy trình, thủ tục để thực hiện việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định mới nhất. Qúy khách hàng có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được hỗ trợ và tư vấn theo đúng quy định pháp luật mới nhất.

LUẬT HỒNG PHÚC sẵn sàng hỗ trợ  tư vấn, cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan để hỗ trợ Quý Doanh nhân trong việc thành lập công ty, tiết kiệm thời gian, Chi phí Chỉ từ 1.200.000 VND.

  • Quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
  • Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì
  • Thông báo thay đổi loại hình doanh nghiệp
  • Quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
  • thay đổi loại hình doanh nghiệp trên tiktok shop
  • thay đổi loại hình doanh nghiệp tiktok shop
  • thay đổi loại hình doanh nghiệp
  • thay đổi loại hình doanh nghiệp tư nhân
  • thông báo thay đổi loại hình doanh nghiệp
  • thời hạn thay đổi loại hình doanh nghiệp
  • điều kiện thay đổi loại hình doanh nghiệp
  • mẫu quyết định thay đổi loại hình doanh nghiệp
Câu hỏi thường gặp
  1. Loại doanh nghiệp nào không thể hợp nhất, sáp nhập ?

    Loại hình công ty hợp danh không thể hợp nhất, sáp nhập.

  2. Chức danh chủ tịch công ty chỉ có ở loại hình doanh nghiệp nào ?

    Chức danh chủ tịch công ty chỉ có ở loại hình doanh nghiệp công ty TNHH 1 TVcông ty TNHH 2 TV trở lên.

Thông tin liên quan