• Luật Hồng Phúc

Câu hỏi quy chế pháp lý về khách du lịch

Trong thời hiện đại, thời hội nhập và phát triển Du lịch là một phương thức hiệu quả để phát triển nền kinh tế không khói và quảng bá hình ảnh đất nước. Pháp luật nước ta đã và đang xây dựng và ngày hoàn thiện hơn khung quy chế pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển du lịch. Nhắc đến vấn đề này thì quy chế pháp lý về khách du lịch là một trong các vấn đề mà cá nhân cơ quan, tổ chức quan tâm. Vậy các vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề này bao gồm những gì? Để trả lời câu hỏi trên bài viết sau Luật Hồng Phúc xin cung cấp cho bạn đọc và quý khách hàng những thông tin về câu hỏi quy chế pháp lý về khách du lịch

Cơ sở pháp lý

  1. Luật Du lịch 2017;
  2. Nghị định 168/2017/NĐ-CP chính phủ ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết một số điều của luật Du lịch;

Khái niệm về Khách Du lịch

Du lịch hiện nay đối với con người là một nhu cầu không thể thiếu. Vậy theo quy định của pháp luật, cụ thể theo pháp luật du lịch thì khái niệm du lịch và một số khái niệm liên quan được hiểu như thế nào ?

Theo Điều 3 Luật Du lịch 2017

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.

Căn cứ Theo khoản 2 Điều 3 Luật Du lịch 2017 thì khách du lịch được hiểu như sau:

Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.

Có thể hiểu Khách du lịch theo khái niệm sau:

Khách du lịch là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác trong thời gian ít hơn 12 tháng liên tục với mục đích chính của chuyến đi là thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành các hoạt động để đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến.

Khái niệm khách du lịch này được áp dụng cho cả khách du lịch quốc tế và khách du lịch trongnước và áp dụng cho cả khách đi du lịch trong ngày và đi du lịch dài ngày có nghỉ qua đêm.

Căn cứ Theo khoản 3 Điều 3 Luật Du lịch 2017 thì hoạt động du lịch được hiểu như sau:

Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch.

Các loại khách du lịch:

Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.

Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.

Các quyền và nghĩa vụ của khách du lịch

Về các quyền của Khách du lịch:

Căn cứ theo quy định của Luật du lịch 2017 cụ thể theo quy định tại Điều 11 thì Khách du lịch có các quyền như sau:

  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.
  • Kiến nghị với tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch.
  • Sử dụng dịch vụ du lịch do tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp hoặc tự đi du lịch.
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch theo hợp đồng đã ký kết.
  • Được đối xử bình đẳng; được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi sử dụng dịch vụ du lịch; được tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp
  • Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật
  • Được tạo điều kiện thuận lợi về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
  • Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch.

Về nghĩa vụ của khách du lịch

Bên cạnh những quyền mà khách du lịch được hưởng theo quy định của pháp luật mà Khách du lịch còn phải tuân thủ những nghĩa vụ theo pháp luật quy định.

Căn cứ theo quy định của Luật du lịch 2017 cụ thể theo quy định tại Điều 12 thì Khách du lịch có các nghĩa vụ như sau:

  • Thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
  • Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.
  • Thực hiện nội quy của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch
  • Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương, bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường du lịch; không gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam.

Một số quy chế pháp lý khác về Khách du lịch

Quy định về Bảo đảm an toàn cho khách du lịch

Căn cứ theo quy định của Luật du lịch 2017 cụ thể theo quy định tại Điều 13 thì Bảo đảm an toàn cho khách du lịch được quy định như sau:

  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại khu du lịch, điểm du lịch;
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm cảnh báo nguy cơ gây nguy hiểm cho khách du lịch; thông báo, chỉ dẫn kịp thời cho khách du lịch trong trường hợp khẩn cấp; áp dụng biện pháp cần thiết, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch;
  • Tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch có biện pháp phòng, tránh rủi ro và tổ chức bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.

Giải quyết kiến nghị của khách du lịch

Căn cứ theo quy định của Luật du lịch 2017 cụ thể theo quy định tại Điều 14 thì  vấn đề về Giải quyết kiến nghị của khách du lịch được quy định như sau:

  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, quản lý khu du lịch, điểm du lịch tổ chức tiếp nhận và giải quyết kịp thời kiến nghị của khách du lịch trong phạm vi quản lý.
  • Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức tiếp nhận, giải quyết kiến nghị của khách du lịch trên địa bàn.
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tiếp nhận, giải quyết hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của khách du lịch.

Trên đây là một số thông tin về câu hỏi quy chế pháp lý về khách du lịchLuật Hồng phúc cung cấp đến các bạn đọc. Nếu còn những thắc mắc về thông tin này hay bất kỳ vấn đề pháp lý gì khác thì đừng quên liên hệ Luật Hồng Phúc. để được giải đáp nhé.

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan