• Luật Hồng Phúc

Ưu và nhược điểm của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

  1. 14/02/2022
  2. 2,520

Để mở rộng thị trường kinh doanh của doanh nghiệp thì các chủ sở hữu công ty thường chọn các hình thức thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu nhược điểm riêng mà công ty cần phải nắm rõ để đưa ra lựa chọn loại hình thành lập doanh nghiệp cho phù hợp. Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Phúc xin gửi tới quý Khách hàng những đánh giá về ưu điểm và nhược điểm của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Ưu và nhược điểm của chi nhánh

  1. Chi nhánh là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh được quy định:

“Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”

  1. Ưu điểm của chi nhánh công ty?

Chi nhánh có thể được thành lập ở nhiều nơi, đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính nên khách hàng có thể đến các địa chỉ của chi nhánh để thực hiện các hợp đồng hoặc giao dịch mà không cần đến trực tiếp địa chỉ trụ sở công ty.Ví dụ như khách hàng ở trong thành phố Hồ Chí Minh mà công ty ở ngoài Hà Nội thì sẽ rất bất tiện khi khách hàng phải di chuyển ra Hà Nội để làm việc trực tiếp với công ty nhưng nếu công ty có chi nhánh ở trong thành phố Hồ Chí Minh thì khách hàng có thể làm việc trong đó rất thuận lợi.

Chi nhánh được hoạt động, kinh doanh như công ty, có con dấu riêng nên các đối tác, khách hàng hoàn toàn yên tâm khi ký kết hợp đồng với chi nhánh.

Mặc dù là đơn vị phụ thuộc công ty nhưng chi nhánh có thể hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc.
Ưu điểm và nhược điểm của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

  1. Nhược điểm của chi nhánh công ty?

Do chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nên chi nhánh sẽ không có tư cách pháp nhân.

Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho chi nhánh ký các hợp đồng giao dịch nhưng lại không kiểm soát chặt chẽ quá trình giao dịch nên khi có tranh chấp, phát sinh nợ nần, doanh nghiệp là chủ thể chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật và trước đối tác.

Chi nhánh phải nộp thuế môn bài 1.000.000 đồng/năm

Ưu và nhược điểm của văn phòng đại diện

  1. Văn phòng đại diện là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh được quy định:

“Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.”

  1. Ưu điểm của văn phòng đại diện?

Văn phòng đại diện có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động riêng và con dấu riêng để phục vụ các hoạt động trong nội bộ của văn phòng đại diện.

Văn phòng đại diện có thể đặt ở nhiều địa chỉ nên đây chính là địa điểm thuận lợi hơn để trưng bày sản phẩm, đưa sản phẩm đến gần với khách hàng hơn.

  1. Nhược điểm của văn phòng đại diện?

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nên không có tư cách pháp nhân.

Văn phòng đại diện chỉ thực hiện được chức năng đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp mà không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Tức là văn phòng đại diện chỉ có chức năng quảng bá, giao dịch và tiếp thị cho các sản phẩm của doanh nghiệp, là nơi để giải đáp, tư vấn cho khách hàng.

Do văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh nên không thể ký kết hợp đồng, giao dịch với đối tác, khách hàng.

Hình thức hạch toán của văn phòng đại diện là hạch toán phụ thuộc.

Văn phòng đại diện vẫn phải nộp phí môn bài lầ 1.000.000 đồng/ năm

Ưu và nhược điểm của địa điểm kinh doanh

  1. Địa điểm kinh doanh là gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh được quy định:

“Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”

  1. Ưu điểm của địa điểm kinh doanh?

Địa điểm kinh doanh có chức năng kinh doanh nên khi muốn phát triển, mở rộng doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể mở địa điểm kinh doanh.

Theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 31 Nghị định 01/2021, địa điểm kinh doanh có thể đặt tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

  1. Nhược điểm của địa điểm kinh doanh?

Theo quy định tại Khoản 12 Điều 8 Nghị định 99/2016/NĐ-CP thì địa điểm kinh doanh không có con dấu riêng.

Địa điểm kinh doanh được thành lập và có mã số riêng nhưng không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.

Hình thức hạch toán là hạch toán phụ thuộc, vẫn phải kê khai thuế dựa vào công ty mẹ.

Địa điểm kinh doanh không có tư cách pháp nhân do vẫn phải hạch toán phụ thuộc và không độc lập về tài sản, không có mã số thuế.

Địa điểm kinh doanh phải nộp phí môn bài là 1.000.000 đồng/năm

Như vậy cho dù la công ty hay chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì vẫn có những ưu, nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu của chủ doanh nghiệp mà có thể lựa chọn loại hình phù hợp hoặc quý khách hàng có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được tư vấn cụ thể hơn về lĩnh vực doanh nghiệp qua:

Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410

Emai: Info@luathongphuc.vn/hotrodangkycongty@gmail.com

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan