• Luật Hồng Phúc

Điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng

  1. 27/05/2023
  2. 983

Một doanh nghiệp muốn phát triển lớn mạnh thì yếu tố đóng vai trò quan trọng là kêu gọi vốn, một trong các cách thức gọi vốn hiệu quả có thể nhắc đến là trái phiếu. Theo đó Điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp. Câu hỏi đặt ra là điều kiện đó bao gồm những gì? các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động này bao gồm những gì? Để trả lời câu hỏi trên bài viết sau Luật Hồng Phúc xin cung cấp cho bạn đọc và quý khách hàng những thông tin về điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng

Cơ sở pháp lý

  • Luật chứng khoán 2019;
  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 153/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ: Quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế;
  1. Trái phiếu doanh nghiệp

Căn cứ  theo quy đinh tại điểm a Khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, trái phiếu là một loại chứng khoán.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.

Khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định, trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.

Như vậy, có thể hiểu trái phiếu là giấy ghi nhận nợ quy định nghĩa vụ của công ty phát hành hay “người vay tiền” phải trả cho người nắm giữ trái phiếu hay “người cho vay” một khoản tiền xác định.

  1. Điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng

Căn cứ theo quy định tại điều 15 Luật chứng khoán 2019 thì điều kiện để phát hành trái phiếu ra công chúng như sau:

  • Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
  • Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm;
  • Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua;
  • Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;
  • Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;
  • Có kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định của Chính phủ về các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm và thời điểm áp dụng;
  • Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán;
  • Tổ chức phát hành có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.
  1. Đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng

Căn cứ điều 16 Luật công chứng 2019 thì việc đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng được quy định như sau:

Tổ chức phát hành, cổ đông công ty đại chúng trước khi chào bán chứng khoán ra công chúng phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trừ trường hợp sau:

Các trường hợp sau đây không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng

  • Chào bán công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành, trái phiếu chính quyền địa phương;
  • Chào bán trái phiếu của tổ chức tài chính quốc tế được Chính phủ Việt Nam chấp thuận;
  • Chào bán cổ phiếu ra công chúng để chuyển doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần;

 

  • Việc bán chứng khoán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc việc bán chứng khoán của người quản lý hoặc người được nhận tài sản trong trường hợp phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.
  1. Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng

Căn cứ theo quy định tại điều 18 Luật Chứng khoán năm 2019 thì hồ sơ bao gồm như sau:

  • Giấy đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng;
  • Tài liệu quy định và văn bản cam kết đáp ứng quy định;
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán trái phiếu ra công chúng và văn bản cam kết niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
  • Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;
  • Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 15 của Luật chứng khoán;
  • Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng với công ty chứng khoán;
  • Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán;
  • Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).

Trên đây là một số thông tin về điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng mà  Luật Hồng phúc cung cấp đến các bạn đọc. Nếu còn những thắc mắc về thủ tục này hay bất kỳ vấn đề pháp lý gì khác thì đừng quên liên hệ Luật Hồng Phúc (https://luathongphuc.vn/) để được giải đáp nhé./

 

 

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan