• Luật Hồng Phúc

Pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch

  1. 15/03/2023
  2. 1,583

Kinh doanh lưu trú du lịch  là một thuật ngữ không còn mới đối với cuộc sống của chúng ta, nhưng không phải ai cũng hiểu được những quy định pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch. Loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú đã đang dần được nhiều chủ thể lựa chọn với nhiều lợi ích khác nhau. Vì vậy, bài viết này, Luật Hồng Phúc sẽ làm rõ những quy định pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch cho quy khách hàng.

Pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch

Căn cứ pháp lý:

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Luật du lịch 2017;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP;
  • Nghị định 168/2017/NĐ-CP;
  • Nghị định 45/2019/NĐ-CP;
  • Nghị định 142/2018/NĐ-CP.

Kinh doanh lưu trú du lịch là gì ?

Theo Luật du lịch 2017 thì ta có thể hiểu về kinh doanh lưu trú du lịch là kinh doanh các cơ sở lưu trú theo quy định của Luật du lịch và các hình thức dịch vụ cho thuê lưu trú khác, có thể hoạt động trên đất liền hoặc trên những phương tiện tàu thủy lưu trú du lịch. Cụ thể hơn là việc cung cấp các dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch ngắn hạn hay dài hạn kèm theo các dịch vụ khác như ăn uống, sức khỏe, giải trí…

Các loại cơ sở lưu trú du lịch

Theo quy định tại Điều 48 Luật du lịch 2017 về các loại cơ sở lưu trú du lịch thì có 8 loại cơ sở lưu trú du lịch đã và đang được kinh doanh như sau: Khách sạn; Biệt thự du lịch; Căn hộ du lịch; Tàu thủy lưu trú du lịch; Nhà nghỉ du lịch; Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê; Bãi cắm trại du lịch; Các cơ sở lưu trú du lịch khác. Với mỗi loại hình nhất định đều phải tuân theo quy định pháp luật về điều kiện chung và riêng.

kinh doanh dịch vụ lưu trú

kinh doanh dịch vụ lưu trú

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

Căn cứ Điều 53 Luật du lịch 2017 thì tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có các quyền và nghĩa vụ của được quy định như sau:

Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có quyền

  • Từ chối tiếp nhận khách du lịch mà có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy của các cơ sở lưu trú du lịch hoặc khi cơ sở lưu trú du lịch không còn khả năng đáp ứng yêu cầu của khách du lịch;
  • Hủy bỏ hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với những khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật cũng như vi phạm nội quy của cơ sở lưu trú du lịch.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có nghĩa vụ

  • Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch theo quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật du lịch năm 2017;
  • Niêm yết công khai giá bán hàng hóa và dịch vụ cũng như nội quy của cơ sở lưu trú du lịch;
  • Bồi thường thiệt hại cho những khách du lịch theo quy định của pháp luật về dân sự;
  • Phải thông báo bằng văn bản cho các cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch khi có những thay đổi về tên cơ sở, quy mô, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật;
  • Chỉ được sử dụng từ “sao” hoặc hình ảnh ngôi sao để quảng cáo về hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;
  • Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và kế toán theo quy định của pháp luật.

Đặc biệt, đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đã được công nhận hạng thì pháp luật quy định riêng các quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
  • Treo biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch và quảng cáo đúng với loại, hạng đã được công nhận;
  • Duy trì chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch theo đúng loại, hạng đã được công nhận.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

Căn cứ theo Điều 49 Luật du lịch 2017 thì khi các chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch cần phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật như sau:

  • Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
  • Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Luật cũng quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quy định về thẩm quyền thẩm định, công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch. Quy định về hồ sơ đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch.

Trên đây là một số quy định pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch mà Luật Hồng phúc cung cấp và tư vấn cụ thể đến quý khách hàng. Nếu còn những thắc mắc về thủ tục này hay bất kỳ vấn đề pháp lý gì khác thì đừng quên liên hệ cho Luật Hồng Phúc để được giải đáp nhé.

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan