• Luật Hồng Phúc

Bổ sung ngành nghề kinh doanh cho hộ kinh doanh

Bổ sung ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể là một hình thức mở rộng quy mô sản xuất cho hộ kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế còn nhiều hộ kinh doanh gia đình vẫn còn khá lúng túng trong việc chuẩn bị các hồ sơ cần thiết cũng như quy trình, thủ tục trong việc thực hiện việc bổ sung ngành, nghề kinh doanh. Do vậy, Luật Hồng Phúc sẽ cung cấp đến quý bạn đọc một số thông tin cơ bản của quy định pháp luật về bổ sung ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật đầu tư năm 2020;
  • Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp.

Hộ kinh doanh là gì ?

Theo quy định, hộ kinh doanh cá thể hay hộ kinh doanh gia đình do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh gia đình ?

Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định pháp luật và phải đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động (khoản 2 Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp).

Ngoài ra, hộ kinh doanh cần lưu ý rằng, hộ kinh doanh cá thể có thể đăng ký những ngành nghề mà pháp luật không cấm, tức là hộ kinh doanh gia đình được kinh doanh ngành nghề khác nhau trừ các trường hợp quy định tại Điều 6 Luật đầu tư năm 2020 như:

  • Kinh doanh các chất ma túy;
  • Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
  • Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
  • Kinh doanh mại dâm
  • Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
  • Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
  • Kinh doanh pháo nổ;
  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Ngoài ra, luật cũng không ràng buộc số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh nên hộ kinh doanh gia đình được quyền đăng ký kinh doanh nhiều ngành, nghề khác nhau và phải đáp ứng các điều kiện luật định.

Điều kiện bổ sung ngành nghề kinh doanh của hộ gia đình ?

Trong quá trình hoạt động, hộ kinh doanh nếu có nhu cầu mở rộng quy mô bằng cách bổ sung thêm ngành, nghề ngoài danh mục đã đăng ký thì có thể thực hiện thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh. Việc bổ sung này phải đáp ứng điều kiện sau:

  • Ngành, nghề được bổ sung không phải là các ngành, nghề bị cấm theo luật đầu tư
  • Hộ kinh doanh có đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đăng ký bổ sung.

luat-hong-phuc-vn-bo-sung-nganh-nghe-kinh-doanh-cho-ho-kinh-doanh

Hồ sơ bổ sung ngành nghề của hộ kinh doanh cá thể

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh do chủ hộ kinh doanh ký;
  • Bản sao biên bản họp thành viên gia đình về việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Văn bản ủy quyền kèm theo các giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận ủy quyền thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký hộ kinh doanh, tức là bổ sung ngành, nghề kinh doanh cho hộ kinh doanh.

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh gia đình

– Bước 1: Hộ kinh doanh gửi Thông báo nội dung bổ sung ngành nghề hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện – nơi hộ kinh doanh đã đăng ký hộ kinh doanh trước đây.

– Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ bổ sung ngành nghề hộ kinh doanh cá thể, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới cho hộ kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ. Thời gian cấp này trong khoảng 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc ngành nghề kinh doanh đăng ký thêm không đúng theo quy định, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi cho hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh gia đình sẽ tiến hành sửa đổi hồ sơ và nộp lại.

– Bước 3: Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ mới, hộ kinh doanh gia đình phải nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Lưu ý đối với bổ sung ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh

  • Lệ phí giải quyết: Sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định (Theo thông tư 85/2019/TT-BTC). Nhưng thông thường, lệ phí sẽ là 100.000 đồng/lần.
  • Không phải ngành, nghề nào cũng được đăng ký bổ sung, những ngành, nghề này phải thuộc mã ngành kinh tế Việt Nam và không nằm trong danh mục những ngành nghề bị cấm kinh doanh như đã đề cập.
  • Đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngoài chứng chỉ hành nghề, hộ kinh doanh cá thể phải đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật như an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ về những thông tin cơ bản của việc bổ sung ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể. Nếu cần thêm thông tin hoặc tư vấn chi tiết, xin hãy liên hệ ngay Luật Hồng Phúc để được hỗ trợ. Xin chân thành cảm ơn!

  • Danh mục ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể
  • Thay đổi ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh
  • Tra cứu ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể
  • Danh mục các ngành nghề phải đăng ký kinh doanh
  • Nội dung đăng ký hộ kinh doanh
  • Mẫu thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh
  • Thủ tục thay đổi chủ hộ kinh doanh cá thể
  • Đăng ký ngành nghề kinh doanh hộ kinh doanh

Thông tin liên quan