• Luật Hồng Phúc

Tiêu chuẩn và điều kiện để trở thành luật sư tại Việt Nam

Điều kiện và tiêu chuẩn để có thể trở thành luật sư tại Việt Nam là gì ? Luật sư là một trong những ngành nghề rất được xã hội coi trọng. Vậy làm sao để được cấp thẻ hành nghề luật sư và trở thành luật sư? Sau đây Luật Hồng Phúc sẽ giới thiệu đến Quý Khách hàng điều kiện và tiêu chuẩn để có thể trở thành luật sư tại Việt Nam.

  1. Luật sư là gì?

Điều 2 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi, bổ sung 2012) quy định Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

luat-hong-phuc-vn-Điều kiện và tiêu chuẩn để có thể trở thành luật sư tại Việt Nam

  • Có bằng cử nhân Luật
  • Có bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư
  • Trải qua kỳ tập sự tại Tổ chức hành nghề Luật sư
  • Đạt điểm tại kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư
  • Cấp chứng chỉ và gia nhập đoàn Luật sư, cấp thẻ hành nghề Luật sư
  • Hành nghề Luật sư
  • Quy định khác.

Luật sư có thể tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác. Luật sư phải hành nghề theo nguyên tắc:

  • Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
  • Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
  • Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
  • Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.
  1. Tiêu chuẩn để trở thành luật sư ?

Để trở thành luật sư thì cá nhân phải là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư.

Đối với các tiêu chuẩn trên, vẫn có một số người được miễn đào tạo luật sư khi:

  • Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.
  • Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.
  • Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
  • Đã là thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.

Và một số người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư bao gồm:

  • Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư.
  • Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư.
  • Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư.
  1. Điều kiện để trở thành luật sư tại Việt Nam?

Để trở thành luật sư tại Việt Nam, bạn cần đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn sau:

  • Quốc tịch: Phải là công dân Việt Nam.
  • Phẩm chất đạo đức: Có phẩm chất đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật hoặc không đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật.
  • Trình độ học vấn:
    • Tốt nghiệp cử nhân luật tại các trường đại học có chương trình đào tạo được công nhận.
  • Học lớp đào tạo luật sư:
    • Tham gia khóa đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp hoặc các cơ sở đào tạo nghề luật sư được công nhận.
    • Thời gian đào tạo thường là 12 tháng.
  • Tập sự hành nghề luật sư:
    • Hoàn thành quá trình tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề luật sư (văn phòng luật sư hoặc công ty luật) trong thời gian ít nhất 12 tháng.
    • Quá trình tập sự cần được giám sát và xác nhận bởi một luật sư có kinh nghiệm.
  • Thi kiểm tra kết quả tập sự:
    • Phải vượt qua kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
  • Cấp chứng chỉ hành nghề:
    • Sau khi vượt qua kỳ thi, có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư tại Bộ Tư pháp.
  • Gia nhập Đoàn Luật sư:
    • Sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề, cần đăng ký gia nhập một Đoàn Luật sư tại địa phương để chính thức được hành nghề luật sư.

Các điều kiện này có thể thay đổi theo thời gian và quy định pháp luật hiện hành, nên việc cập nhật thông tin chi tiết từ Bộ Tư pháp hoặc Liên đoàn Luật sư Việt Nam là rất quan trọng.

Những người có đủ tiêu chuẩn theo quy định nêu trên muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.

Để có được chứng chỉ hành nghề luật sư thì các cá nhân phải tham gia đào tạo nghề luật sư (trừ trường hợp được miễn) và tham gia tập sự hành nghề luật sư (trừ trường hợp được miễn, giảm). Sau đó, các cá nhân này sẽ phải tham gia kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Đối với những người không được miễn tập sự hành nghề luật sư:

Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.

Hồ sơ gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
  • Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Giấy chứng nhận sức khỏe;
  • Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;
  • Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật luật sư.

Đối với những người được miễn tập sự hành nghề luật sư:

Người được miễn tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Sở Tư pháp nơi người đó thường trú. Hồ sơ gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
  • Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Giấy chứng nhận sức khỏe;
  • Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật; trừ những người là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật;
  • Bản sao giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự hành nghề luật sư.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc về điều kiện và thủ tục để được cấp thẻ nhà báo theo quy định pháp luật. Luật Hồng Phúc là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục xin cấp thẻ nhà báo với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất.

Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 090.234.6164 – 0964.049.410 hoặc liên hệ qua emai: Info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn.

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan