- Luật Hồng Phúc
Nội dung chính
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc mở rộng quy mô, thị trường, phạm vi kinh doanh là nhu cầu tất yếu của mỗi doanh nghiệp. Theo đó, việc thành lập chi nhánh doanh nghiệp ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vậy thủ tục thành lập chi nhánh doanh nghiệp được quy định như thế nào theo Luật Doanh nghiệp năm 2020? Bài viết sau đây, Luật Hồng Phúc sẽ làm rõ trình tự , thủ tục này:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh Nghiệp năm 2020;
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng kí doanh nghiệp;
- Nghị định 108/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
Tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã quy định rõ về chi nhánh. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền.
Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, có thể thấy rõ chi nhánh chỉ là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, được phép thực hiện hoạt động kinh doanh nhưng không có tư cách pháp nhân độc lập.
Khác với việc đăng ký doanh nghiệp, thành lập chi nhánh doanh nghiệp cần những điều kiện đặc thù nhất định. Dựa trên các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan, để đăng ký thành lập chi nhánh doanh nghiệp cần đảm bảo các thông tin sau:
Cụ thể trước khi thành lập chi nhánh thì cần phải đăng ký thành lập doanh nghiệp trước. Sau khi doanh nghiệp đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì mới có thể thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh.
Theo Điều 40 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Tên chi nhánh phải bao gồm tên công ty kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh. Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
Đây là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.
Theo quy định thì ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, chi nhánh công ty chỉ được đăng ký các ngành nghề mà công ty có đăng ký.
Xem thêm thay đổi ngành nghề kinh doanh
Có thể là người khác hoặc thành viên công ty được doanh nghiệp cử để thực hiện việc quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Theo đó, người đứng đầu chi nhánh là cá nhân, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc trường hợp người bị treo mã số thuế trên hệ thống đăng ký thuế và đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Theo Điều 45 Luật Doanh nghiệp năm 2020 và hướng dẫn tại Điều 31 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp khi đăng ký thành lập chi nhánh cần những giấy tờ sau:
Lưu ý: trong hồ sơ còn kèm theo các giấy tờ như bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của Người đứng đầu chi nhánh.
Để thành lập chi nhánh, doanh nghiệp cần thực hiện những trình tự, thủ tục theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị những điều kiện như đã tư vấn ở trên, soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh đầy đủ và đúng quy định;
Bước 2: Doanh nghiệp phải gửi hồ sơ đăng ký tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh. Hoặc doanh nghiệp có thể nộp qua trang Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đã hợp lệ thì doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận thành lập chi nhánh;
Lưu ý:
- Trường hợp nộp hồ sơ online, khi kiểm tra hồ sơ online đã đủ điều kiện thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ bản cứng.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
- Việc lập chi nhánh của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó.
Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về chi nhánh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp;
Mẫu thông báo thành lập chi nhánh công ty
Bước 5: Tiến hành nộp hồ sơ thông báo về việc thành lập chi nhánh với cơ quan quản lý Thuế.
Trên đây là những điều kiện, thủ tục cần biết mà doanh nghiệp khi có nhu cầu thành lập chi nhánh doanh nghiệp. Nếu còn những thắc mắc về thủ tục này hay bất kỳ vấn đề pháp lý gì khác thì đừng quên liên hệ Luật Hồng Phúc để được giải đáp nhé.