Trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay, nhu cầu học ngoại ngữ ngày càng gia tăng, kéo theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của các trung tâm ngoại ngữ. Tuy nhiên, việc thành lập một trung tâm ngoại ngữ là một hoạt động kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi chủ đầu tư cần nắm vững các quy định pháp lý để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của pháp luật. Dưới đây Luật Hồng Phúc sẽ hướng dẫn chi tiết về điều kiện và thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ theo quy định mới nhất hiện nay.
Cơ sở pháp lý khi mở trung tâm ngoại ngữ
Các quy định pháp lý liên quan đến việc thành lập và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ được nêu rõ trong các văn bản sau:
- Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/04/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
- Nghị định 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018 sửa đổi một số điều của Nghị định 46/2017/NĐ-CP.
- Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT ngày 24/08/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.
- Luật Giáo dục năm 2019.
- Nghị định 125/2024/NĐ-CP ngày 24/12/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, bao gồm các điều kiện về thành lập trung tâm ngoại ngữ. Nghị định này tập trung vào việc nâng cao chất lượng giáo dục ngoại ngữ và quản lý hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ.
Những văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng mà các chủ đầu tư cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi triển khai thành lập trung tâm ngoại ngữ.
Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ
- Phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch của mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương.
- Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, cơ sở vật chất, địa điểm, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trung tâm.
Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập trung tâm ngoại ngữ
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) sẽ quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ trực thuộc.
- Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng sẽ quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ trực thuộc.
- Người đứng đầu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế có thẩm quyền sẽ quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ trực thuộc.
Thông thường, các tổ chức hoặc cá nhân khi thành lập trung tâm ngoại ngữ sẽ nộp hồ sơ xin phép tại Sở Giáo dục và Đào tạo cấp tỉnh, thành phố nơi trung tâm đặt trụ sở chính.
Trình tự xin giấy phép thành lập và giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ
Bước 1: Thành lập doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề kinh doanh
Trước khi xin giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, chủ đầu tư cần thực hiện các bước thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh gia đình. Cụ thể:
Loại hình doanh nghiệp:
- Công ty TNHH (Trách nhiệm hữu hạn): Đây là loại hình doanh nghiệp phổ biến cho các trung tâm ngoại ngữ, có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu và chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các nghĩa vụ của công ty.
- Công ty Cổ phần: Phù hợp với các trung tâm ngoại ngữ có quy mô lớn hơn, có khả năng huy động vốn từ nhiều cổ đông.
- Công ty tư nhân: Dành cho các chủ sở hữu duy nhất, chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của công ty.
- Hộ kinh doanh gia đình: Chủ đầu tư cũng có thể lựa chọn đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh gia đình nếu trung tâm có quy mô nhỏ, chỉ hoạt động ở một địa phương và không có nhu cầu mở rộng nhiều địa điểm. Tuy nhiên, lựa chọn này có những hạn chế nhất định:
- Không thể mở nhiều địa điểm khác nhau (một địa điểm cố định).
- Không thể chuyển nhượng hoặc chuyển địa điểm sang quận, huyện khác hoặc tỉnh thành khác.
- Không xuất hóa đơn đỏ cho dịch vụ.
Quy trình đăng ký:
- Cơ quan thực hiện: Thành lập doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh dạy ngoại ngữ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố.
- Thời gian thực hiện: 5 ngày làm việc.
Chủ đầu tư cần lưu ý về các loại hình doanh nghiệp khi lựa chọn để tránh những rủi ro pháp lý sau này, đồng thời xác định rõ quy mô và mục tiêu phát triển của trung tâm ngoại ngữ.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ
- Cơ quan có thẩm quyền: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, thành phố.
- Thời gian: 15-20 ngày làm việc.
- Trong 10 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thẩm định, kiểm tra các điều kiện.
- Trong 5 ngày làm việc tiếp theo, quyết định cho phép thành lập nếu đủ điều kiện.
Bước 3: Nộp hồ sơ xin phép cho trung tâm ngoại ngữ hoạt động giáo dục
- Cơ quan có thẩm quyền: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, thành phố.
- Thời gian: 15-20 ngày làm việc.
- Trong 5 ngày làm việc, tiếp nhận hồ sơ và thông báo bổ sung nếu cần.
- Trong 10 ngày làm việc, tổ chức thẩm định thực tế các điều kiện theo quy định.
- Trong 5 ngày làm việc tiếp theo, quyết định cho phép hoạt động giáo dục nếu đủ điều kiện.
Như vậy: Trong bước này, sở giáo dục sẽ thành lập một đoàn thẩm định để tiến hành xuống cơ sở, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn về số lượng phòng học và các phòng chức năng, cũng như các quy định về đảm bảo đủ điều kiện về PCCC tại cơ sở.
Do vậy Chủ đầu tư cần thực hiện việc hoàn thiện công trình xây dựng trung tâm ngoại ngữ và thực hiện xin giấy xác nhận cơ sở đủ điều kiện về PCCC (Đối với cơ sở dưới 5 lầu) và xin giấy phép thẩm duyệt về PCCC đối với cơ sở có số lượng trên 5 lầu (Công việc này nên thiện song song với bước thứ 2 ngay sau khi hoàn thành xong bước 1 để tiết kiệm thời gian và Chi phí)
- Kết quả: Giấy phép giảng dạy/quyết định cho phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ
Hồ sơ, giấy tờ cần thiết khi xin phép thành lập trung tâm ngoại ngữ
Để thực hiện thủ tục xin phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, các chủ đầu tư cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ sau:
Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học
Đề án này cần bao gồm các nội dung sau:
- Tên trung tâm: Tên chính thức của trung tâm ngoại ngữ dự kiến thành lập.
- Loại hình trung tâm: Xác định loại hình trung tâm (ví dụ: trung tâm đào tạo ngoại ngữ, trung tâm ngoại ngữ – tin học).
- Địa điểm đặt trung tâm: Địa chỉ chính thức của trung tâm, bao gồm thông tin chi tiết về khu vực và tòa nhà.
- Sự cần thiết và cơ sở pháp lý: Giải trình về sự cần thiết của trung tâm ngoại ngữ trong khu vực hoặc địa phương, và các cơ sở pháp lý để thành lập.
- Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm: Làm rõ mục tiêu chính của trung tâm (ví dụ: đào tạo ngoại ngữ cho học viên, cung cấp chứng chỉ ngoại ngữ,…), chức năng cụ thể (dạy các ngoại ngữ nào, bồi dưỡng kỹ năng nào), và các nhiệm vụ trong kế hoạch phát triển.
- Chương trình giảng dạy và quy mô đào tạo: Cung cấp chi tiết về chương trình đào tạo các ngoại ngữ, bao gồm các cấp độ (beginner, intermediate, advanced) và số lượng học viên dự kiến.
- Cơ sở vật chất của trung tâm: Mô tả cơ sở vật chất (phòng học, trang thiết bị giảng dạy, các phòng chức năng,…), bao gồm các yêu cầu cụ thể về diện tích, cấu trúc của các phòng học, phòng học chuyên môn.
- Cơ cấu tổ chức của trung tâm: Mô tả cơ cấu tổ chức, bao gồm các vị trí quản lý (Giám đốc, Phó Giám đốc, các phòng ban chuyên môn), và sơ đồ tổ chức của trung tâm.
- Sơ yếu lý lịch của Giám đốc trung tâm: Sơ yếu lý lịch chi tiết của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm, bao gồm các thông tin cá nhân, quá trình học tập, công tác và kinh nghiệm liên quan.
Dự thảo nội quy tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học
Bao gồm các quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm, chẳng hạn như quy chế làm việc, các quy tắc đối với giảng viên và học viên, quy định về giờ giấc, bài kiểm tra, thi cử, v.v.
Giáo trình, tài liệu học tập tại trung tâm
Cung cấp các giáo trình và tài liệu học tập phù hợp với nội dung giảng dạy của trung tâm. Tài liệu này cần phải được biên soạn, phê duyệt và đảm bảo tính khoa học, hợp lý với các trình độ học viên.
Điều kiện về nhân sự trung tâm ngoại ngữ
- Giám đốc trung tâm ngoại ngữ:
- Có bằng đại học chuyên ngành ngoại ngữ phù hợp với các chương trình mà trung tâm sẽ giảng dạy.
- Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục.
- Không là cán bộ, công chức, viên chức.
- Không quá 65 tuổi và có sức khỏe phù hợp (yêu cầu giấy khám sức khỏe).
- Không có tiền án, tiền sự.
- Giáo viên trung tâm ngoại ngữ:
- Số lượng giáo viên phải bảo đảm tỷ lệ trung bình không quá 25 học viên/1 giáo viên/ca học.
- Giáo viên phải có bằng đại học phù hợp với chương trình dạy và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
- Đảm bảo sức khỏe (yêu cầu giấy khám sức khỏe).
- Không có tiền án, tiền sự.
- Kế toán trung tâm ngoại ngữ:
- Có bằng cấp chuyên ngành kế toán.
- Có hợp đồng lao động chính thức.
- Đảm bảo sức khỏe (yêu cầu giấy khám sức khỏe).
- Lễ tân và thủ quỹ trung tâm ngoại ngữ:
- Có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc.
- Đảm bảo sức khỏe (yêu cầu giấy khám sức khỏe).
Giấy phép về an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC)
- Đảm bảo trung tâm đáp ứng các yêu cầu về PCCC. Cơ sở cần phải có giấy xác nhận về PCCC đối với các cơ sở dưới 5 lầu, hoặc giấy phép thẩm duyệt về PCCC đối với cơ sở có số lượng trên 5 lầu.
Điều kiện cơ sở vật chất của trung tâm ngoại ngữ
- Có đủ phòng học, phòng chức năng đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo.
- Phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo.
- Phòng học đủ ánh sáng, diện tích tối thiểu 1,5 m²/học viên/ca học.
- Trung tâm không được hoạt động lưu trú hay sinh hoạt gia đình.
Dịch vụ tư vấn pháp lý Luật Hồng Phúc – tư vấn mở trung tâm ngoại ngữ
Để đảm bảo hoạt động của trung tâm ngoại ngữ diễn ra suôn sẻ và tuân thủ đúng pháp luật, dịch vụ tư vấn pháp lý của Luật Hồng Phúc sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề pháp lý như sau:
- Tư vấn thủ tục thành lập trung tâm: Luật Hồng Phúc hỗ trợ bạn chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký thành lập trung tâm, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý của cơ quan chức năng.
- Soạn thảo hợp đồng lao động: Hỗ trợ soạn thảo hợp đồng lao động cho giám đốc, giảng viên, lễ tân, kế toán và các nhân viên khác.
- Tư vấn về thuế và tài chính: Giúp bạn hiểu và tuân thủ các quy định về thuế, báo cáo tài chính và các nghĩa vụ tài chính liên quan đến hoạt động của trung tâm.
- Giải quyết tranh chấp pháp lý: Nếu có tranh chấp xảy ra giữa trung tâm và học viên, nhân viên hay đối tác, Luật Hồng Phúc sẽ giúp bạn xử lý hiệu quả và đúng pháp luật.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý Luật Hồng Phúc
Việc hợp tác với Luật Hồng Phúc sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trung tâm của bạn:
- Giảm thiểu rủi ro pháp lý: Với sự giúp đỡ của các luật sư chuyên nghiệp, bạn sẽ tránh được các sai sót pháp lý có thể ảnh hưởng đến hoạt động của trung tâm.
- Đảm bảo hoạt động hợp pháp: Dịch vụ tư vấn pháp lý sẽ giúp trung tâm của bạn tuân thủ đúng các quy định pháp luật, đảm bảo hoạt động hợp pháp và ổn định.
- Giải quyết tranh chấp hiệu quả: Luật Hồng Phúc sẽ hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề tranh chấp phát sinh nhanh chóng và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi của trung tâm.
Câu hỏi thường gặp về việc mở trung tâm ngoại ngữ
1. Mở trung tâm ngoại ngữ cần bao nhiêu vốn?
Vốn mở trung tâm ngoại ngữ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô của trung tâm, vị trí địa lý, trang thiết bị và cơ sở vật chất, cũng như các chi phí liên quan đến giấy phép và nhân sự. Một số yếu tố cần cân nhắc khi tính toán vốn đầu tư gồm:
- Chi phí thuê mặt bằng: Tùy thuộc vào khu vực bạn chọn để mở trung tâm (khu trung tâm thành phố hay khu vực ngoại ô), giá thuê sẽ có sự chênh lệch.
- Cơ sở vật chất: Đầu tư vào các phòng học, bàn ghế, máy chiếu, máy tính, thiết bị giảng dạy, v.v.
- Giấy phép và thủ tục pháp lý: Bao gồm chi phí nộp hồ sơ xin giấy phép thành lập và hoạt động.
- Chi phí quảng cáo và marketing: Để thu hút học viên, bạn sẽ cần chi phí cho các chiến lược quảng cáo và truyền thông.
- Chi phí nhân sự: Lương cho giám đốc, giáo viên, nhân viên hành chính, lễ tân, v.v.
- Chi phí vận hành: Bao gồm chi phí điện, nước, bảo trì thiết bị, chi phí văn phòng phẩm, v.v.
Thông thường, vốn mở trung tâm ngoại ngữ khởi đầu có thể dao động từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng hoặc hơn, tùy vào quy mô và yêu cầu cụ thể của trung tâm.
2. Mở trung tâm ngoại ngữ cần những gì?
Để mở một trung tâm ngoại ngữ, chủ đầu tư cần chuẩn bị những yếu tố sau:
- Giấy phép và thủ tục pháp lý:
- Thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh gia đình.
- Đăng ký ngành nghề kinh doanh dạy ngoại ngữ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Đảm bảo đáp ứng các quy định về điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ từ Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Đăng ký cấp phép hoạt động giáo dục từ cơ quan có thẩm quyền.
- Cơ sở vật chất:
- Mặt bằng cho trung tâm, đảm bảo đủ diện tích cho số học viên dự kiến.
- Các phòng học đủ điều kiện (kích thước, ánh sáng, điều hòa, bàn ghế, bảng, thiết bị giảng dạy như máy chiếu, máy tính).
- Các phòng chức năng như phòng thư viện, phòng làm việc cho bộ máy hành chính, v.v.
- Nhân sự:
- Giám đốc trung tâm: Người có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục ngoại ngữ.
- Giáo viên: Đảm bảo có trình độ đại học và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
- Nhân viên hành chính, lễ tân: Đảm bảo công tác quản lý và phục vụ học viên hiệu quả.
- Kế toán: Đảm bảo quản lý tài chính, chi phí hợp lý.
- Giáo trình và tài liệu giảng dạy:
- Xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học viên (trẻ em, người lớn, chuyên sâu, v.v.).
- Lựa chọn hoặc biên soạn giáo trình và tài liệu học tập phù hợp.
- Tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy (PCCC):
- Đảm bảo trung tâm có giấy phép thẩm duyệt PCCC, đáp ứng yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy.
- Chiến lược marketing và quảng cáo:
- Xây dựng kế hoạch marketing để thu hút học viên, bao gồm quảng cáo trực tuyến, in ấn tài liệu, sự kiện giới thiệu trung tâm, v.v.
Từ khoá liên quan:
- Cá nhân thành lập trung tâm ngoại ngữ
- Khởi nghiệp mở trung tâm ngoại ngữ
- Nộp hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ online
- Mở trung tâm tiếng anh cần bao nhiêu vốn
- Mở trung tâm tiếng Anh quy mô nhỏ
- Quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ