• Luật Hồng Phúc

Những điểm mới về con dấu doanh nghiệp

 

 

NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ CON DẤU CỦA DOANH NGHIỆP

 

Những điểm mới về con dấu của doanh nghiệp

Trải qua các văn bản pháp luật điều chỉnh về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990 đến Luật doanh nghiệp năm 1999, năm 2005, năm 2014 và hiện nay là Luật doanh nghiệp 2020, con dấu có địa vị pháp lý khác nhau.

Vậy, khi Luật Doanh nghiệp 2020 ra đời, địa vị pháp lý của con dấu sẽ như thế nào? Sau đây, luật Hồng Phúc sẽ làm rõ vấn đề này thông qua những điểm mới về con dấu của doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp 2020.

  1. Con dấu của doanh nghiệp là gì?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu thì: “Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước”

Trong tất cả các văn bản luật điều chỉnh về doanh nghiệp như Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 đến Luật doanh nghiệp năm 1999, năm 2005, năm 2014 và hiện nay là Luật doanh nghiệp 2020 đều không có bất kỳ định nghĩa nào về  con dấu mà chỉ quy định nội dung con dấu thể hiện những nội dung gì trừ trường hợp Luật Doanh nghiệp 2020 cho phép doanh nghiệp quyêt định nội dung dấu.

Vì vậy, con dấu của doanh nghiệp có thể hiểu là phương tiện đặc biệt (dạng hữu hình hoặc vô hình – hình thức chữ ký số) do doanh nghiệp quyết định, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ, dữ liệu điện tử do doanh nghiệp phát hành.

  1. Điểm mới về con dấu của doanh nghiệp
  2. Về tên gọi: nếu như các văn bản pháp lý trước đây đều dùng thuật ngữ là “con dấu của doanh nghiệp” hay “con dấu” thì Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đều sử dụng thuật ngữ “dấu của doanh nghiệp” hoặc “dấu”;
  3. Về nội dung: trước đây, theo như Luật Doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp có quyền quyết định về nội dung con dấu của doanh nghiệp nhưng phải thể hiện thông tin về tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp trong khi đó, Luật Doanh nghiệp mở rộng quyền tự do quyết định của doanh nghiệp lên bước tiến mới là doanh nghiệp có toàn quyền quyết định nội dung của con dấu, không có bất kỳ quy định nào ràng buộc nào về nội dung.

 

  1. Thời điểm sử dụng: kể từ thời điểm Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực, doanh nghiệp có quyền sử dụng con dấu ngay mà không cần phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh cũng như đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trước khi sử dụng.
  2. Loại dấu: Trước đây, con dấu được sử dụng là dấu khắc do cơ sở khắc dấu thực hiện khắc, tuy nhiên, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì ngoài dấu khắc ra, doanh nghiệp có thể sử dụng dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
  3. Địa vị pháp lý của dấu: địa vị pháp lý của dấu ngày càng thấp khi chỉ bắt buộc phải sử dụng trong các giao dịch theo quy định của pháp luật đồng thời trong các giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không bắt buộc phải đống dấu.
  4. Quản lý và lưu giữ dấu. Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp ban hành sẽ quy định về việc quản lý và lưu trữ dấu thay thế cho điều lệ công ty quy định hoặc do pháp luật quy định.

Căn cứ pháp lý

  1. Luật Doanh nghiệp 2020, 2014, 2005
  2. Nghị định 01/2020/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định mới của luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể tự quyết định về hình thức và con dấu của mình và không cần phải làm thủ tục thông báo mẫu giấu. Qúy khách hàng có thể tự thiết kế và khắc con dấu riêng cho mình hoặc có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được tư vấn kỹ hơn về quy định con dấu của doanh nghiệp thông qua:

 

Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410

Emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn

Thông tin liên quan