• Luật Hồng Phúc

Kinh doanh dịch vụ lưu trú là gì ?

Kinh doanh dịch vụ lưu trú là hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê phòng ngủ tại một cơ sở lưu trú du lịch. Bài viết dưới đây, Luật Hồng Phúc sẽ làm rõ kinh doanh dịch vụ lưu trú là gì và các quy định về hoạt động kinh doanh này.

Dịch vụ lưu trú ngắn ngày là gì

Khái niệm kinh doanh dịch vụ lưu trú

Kinh doanh lưu trú trong tiếng Anh có tên gọi là Accommodation business. Kinh doanh dịch vụ lưu trú là hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê phòng ngủ tại một cơ sở lưu trú du lịch. Theo nghĩa khác có thể hiểu kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch chính là hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú du lịch diễn ra trong quá trình cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống cũng như các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ lại tạm thời của các khách du lịch tại một khu vực tỉnh thành hoặc một vùng hay một quốc gia phát triển du lịch.

Kinh doanh dịch vụ lưu trú cần đảm bảo các điều kiện gì?

Kinh doanh dịch vụ lưu trú là một trong số các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú cần phải có đủ các điều kiện sau theo quy định của pháp luật:

  1. Đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh;
  2. Đáp ứng các điều kiện về an ninh, trật tự và an toàn về phòng cháy cũng như chữa cháy, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
  3. Đáp ứng các điều kiện tối thiểu về các cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ các khách du lịch theo quy định tại các Điều 22 đến Điều 28 của Mục 3 Chương V Nghị định 168/2017/NĐ-CP như:
    • Đối với khách sạn: phải có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân và phòng vệ sinh chung; có nơi để xe cho các khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và những khách sạn bên đường; có bếp, phòng ăn và các dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng hay khách sạn nổi, khách sạn bên đường; có giường, đệm, chăn, gối và khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm và bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có những khách mới; đặc biệt có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
    • Đối với biệt thự du lịch: phải có hệ thống điện, cấp nước sạch và thoát nước; có giường, đệm, chăn, gối cũng như khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có các khách mới; có các nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày và phải có các khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh.
    • Đối với căn hộ du lịch: tương tự các điều kiện đối với biệt thự du lịch và kèm theo điều kiện phải có người quản lý căn hộ được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
    • Đối với tàu thủy lưu trú du lịch: tàu được sử dụng phải ở trong tình trạng tốt, còn hạn đăng kiểm; có áo phao và phao cứu sinh, phương tiện thông tin liên lạc, tủ thuốc cấp cứu ban đầu; có điện, nước sạch; có thiết bị thu gom rác thải, nước thải bảo đảm vệ sinh môi trường; có các khu vực đón tiếp khách, phòng ngủ (cabin), phòng tắm, phòng vệ sinh, bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống; có giường, đệm, chăn, gối và khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới; người quản lý và nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch và người quản lý cũng như nhân viên phục vụ được tập huấn về nghiệp vụ du lịch, kỹ năng cứu hộ trên sông, biển.
    • Đối với nhà nghỉ du lịch: phải có điện, nước sạch và hệ thống thoát nước; có các khu vực đón tiếp khách và phòng ngủ; có phòng tắm, phòng vệ sinh chung trong trường hợp phòng ngủ không có phòng tắm và vệ sinh riêng; có giường, đệm, chăn, gối cũng như khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối và khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới; có các nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày và người quản lý cũng như nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
    • Đối với nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: phải có khu vực lưu trú cho khách cùng với có bếp, phòng tắm và phòng vệ sinh; có giường, đệm hay chiếu; có chăn, gối, màn, khăn mặt và khăn tắm; thay bọc đệm hay chiếu; thay bọc chăn, bọc gối và khăn mặt, khăn tắm khi có các khách mới.
    • Đối với bãi cắm trại du lịch: có khu vực đón tiếp khách, khu vực dựng lều, trại, đỗ xe, phòng tắm, vệ sinh chung; có nước sạch; có dụng cụ, trang thiết bị dựng lều trại; có tủ thuốc cấp cứu ban đầu; có nhân viên bảo vệ trực khi có khách và phải có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
Dịch vụ lưu trú ngắn ngày là gì

Dịch vụ lưu trú ngắn ngày là gì

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú

Để kinh doanh dịch vụ lưu trú cần phải nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền, thành phần hồ sơ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú bao gồm các giấy tờ sau:

  • Bản sao có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản khai lý lịch của người đứng đầu theo pháp luật của cơ sở hoặc bản khai về nhân sự
  • Danh sách những người làm trong cơ sở hay bộ phận ngành, nghề kinh doanh của cơ sở kinh doanh;
  • Biên bản kiểm tra của Cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy có thẩm quyền xác nhận đủ các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy.
  • Sơ đồ cụ thể về cơ sở kinh doanh lưu trú, phòng trọ.

Trên đây là những thông tin hướng dẫn mà bạn cần phải nắm rõ khi kinh doanh dịch vụ lưu trú theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu còn những thắc mắc về thủ tục này hay những vấn đề pháp lý gì khác thì đừng quên liên hệ Luật Hồng Phúc để được giải đáp nhé.

  • Kinh doanh an uống là gì
  • Dịch vụ lưu trú trong khách sạn
  • Gói dịch vụ lưu trú la gì
  • Chất lượng dịch vụ lưu trú là gì
  • Các loại hình dịch vụ lưu trú
  • Dịch vụ lưu trú ngắn ngày là gì

Thông tin liên quan