• Luật Hồng Phúc

Điều kiện kinh doanh vận tải biển

Điều kiện kinh doanh vận tải đường biển

Điều kiện kinh doanh vận tải đường biển

Vận tải đường biển là một trong những hình thức vận tải hàng hóa được sử dụng phổ biến để vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia với nhau. Do nhu cầu mua bán, nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia ngày càng cao nên rất nhiều công ty kinh doanh vận tải biện cũng được thành lập mới. Sau đây Luật Hồng Phúc sẽ giới thiệu đến quý khách hàng Điều kiện kinh doanh vận tải đường biển theo quy định mới nhất hiện nay.

  1. Vận tải đường biển là gì?

Vận tải đường biển được hiểu là việc sử dụng tàu biển để kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý. Gần như các loại hàng hóa không thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, cấm lưu hành thì đều có thể vận chuyển bằng đường biển. Dịch vụ vận tải đường biển có những đặc điểm sau đây:

  • Vận tải đường biển giúp con người giải quyết được vấn đề đối với các hàng hóa cồng kềnh, có trọng tải lớn, quá khổ;
  • Vận tải đường biển cũng không bị hạn chế về không gian, có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ vận chuyển mà không có khó khăn gì;
  • Vận tải đường biển có giá thành rẻ hơn so với vận tải bằng đường bộ và đường hàng không;
  • Các tuyến đường vận tải đường biển thường không gặp nhiều trở ngại như vận chuyển bằng đường bộ, đảm bảo thời gian vận chuyển.

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội của loại hình kinh doanh này, vận tải được biển cũng gặp phải một số nhược điểm như vận tải đường biển phải phụ thuộc vào điều kiện khí hậu tự nhiên của các vùng biển, quãng đường di chuyển trên biển dài hơn so với đường bộ và đường hàng không nên đối với hàng hóa cần được vận chuyển nhanh thì sẽ không phù hợp.

  1. Điều kiện để kinh doanh vận tải đường biển

Kinh doanh vận tải đường biển là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường biển cần phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP và Điều 7 Nghị định 160/2016/NĐ-CP như sau:

*)  Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế:

– Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải biển được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hợp tác xã;

– Điều kiện về tài chính: Phải có bảo lãnh theo quy định của pháp luật với mức tối thiểu là 05 (năm) tỷ Đồng Việt Nam hoặc mua bảo hiểm để bảo đảm nghĩa vụ của chủ tàu đối với thuyền viên theo quy định;

–  Điều kiện về tàu thuyền: Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu biển; nếu tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành;

– Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải thiết lập hoặc thuê tổ chức bộ máy và nhân lực như sau:

+ Về tổ chức bộ máy, gồm: Bộ phận quản lý an toàn theo quy định của Bộ luật quốc tế về quản lý an toàn (ISM Code); bộ phận quản lý an ninh hàng hải theo quy định của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (ISPS Code);

+ Về nhân lực: Người được giao phụ trách lĩnh vực quản lý an toàn, an ninh hàng hải phải được đào tạo, huấn luyện và được cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.”

*) Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa:

–  Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải biển được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hợp tác xã;

– Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

*) Đối với tổ chức nước ngoài tham gia vận chuyển nội địa bằng tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam:

– Tổ chức nước ngoài tham gia vận tải nội địa bằng tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp liên doanh theo quy định, trong đó tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp;

– Thuyền viên nước ngoài được phép làm việc trên tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam hoặc tàu biển được đăng ký tại Việt Nam thuộc sở hữu của các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam nhưng tổng số thuyền viên nước ngoài không được vượt quá 1/3 định biên của tàu biển; đồng thời, thuyền trưởng hoặc thuyền phó nhất của tàu biển đó phải là công dân Việt Nam.

Như vậy, nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên là có thể hoạt động kinh doanh vận tải đường biển sau khi thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc điều kiện kinh doanh vận tải đường biển. Luật Hồng Phúc là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng tư vấn điều kiện kinh doanh vận tải đường biển. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 090.234.6164 –0964.049.410 hoặc liên hệ qua emai: Info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn.

Thông tin liên quan