- Luật Hồng Phúc
Nội dung chính
Một doanh nghiệp đăng ký thêm các ngành nghề kinh doanh để mở rộng hoạt động kinh doanh là một hoạt động hoàn toàn có thể xảy ra trong doanh nghiệp bởi lẽ việc doanh nghiệp tập trung vào ngành nghề nào không chỉ phụ thuộc vào thị trường mà còn phụ thuộc vào tầm nhìn của người đứng đầu doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp bổ sung các ngành nghề thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần phải làm thế nào? Sau đây Luật Hồng Phúc xin gửi tới Quý Khách hàng nội dung về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 thì ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020.
Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
Theo khoản 1 Điều 56 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh bao gồm:
Sau khi hoàn thiện xong hồ sơ, người đại diện theo pháp luật hiện hành của doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền sẽ vào trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, thực hiện việc thay đổi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và nộp đính kèm Hồ sơ bao gồm các tài liệu nêu trên.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư, cập nhật thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Khi thực hiện việc thay đổi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải rà soát các ngành nghề đã đăng ký trước đó xem có còn phù hợp với quy định pháp luật hiện hành hay không. Trong trường hợp các ngành nghề đó không còn phù hợp thì doanh nghiệp phải xóa bỏ ngành nghề đó.
Trong trường hợp ngành nghề đó có sửa đổi bổ sung theo quy định pháp luật thì doanh nghiệp phải sửa đổi bổ sung sao cho phù hợp. Đối với các ngành nghề bổ sung mới mà thuộc trường hợp là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng đủ các điều kiện của ngành nghề đó trước khi thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Ngoài ra, khi nộp hồ sơ, doanh nghiệp phải điền đúng mã ngành nghề kinh doanh (cấp 4) theo quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg và xem ngành nghề bổ sung có thuộc trường hợp mà pháp luật cấm kinh doanh hay thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không (nếu có thì điều kiện gì).
Trong trường hợp ngành nghề kinh doanh mới có yêu cầu về vốn pháp định hoặc chứng chỉ hành nghề của thành viên công ty thì doanh nghiệp buộc phải thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp kèm theo và bổ sung chứng chỉ cần thiết.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Luật Hồng Phúc là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo pháp luật với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất.