• Luật Hồng Phúc

Xin giấy phép dạy nghề

Xin giấy phép dạy nghề

Xin giấy phép dạy nghề

Có rất nhiều cá nhân, tổ chức muốn thành lập trung tâm dạy nghề nhưng không biết làm sao để thành lập, xin giấy phép dạy nghề. Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Phúc xin gửi Quý Khách hàng thông tin về việc xin giấy phép dạy nghề như thế nào.

  1. Giấy phép dạy nghề là gì?

Giấy phép dạy nghề chính là giấy phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Một trung tâm, trường hợc được mở ra mà muốn được thực hiện hoạt động dạy nghề thì phải xin giấy phép thành lập tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chủ cơ sở sẽ phải xin giấy phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp để cơ sở được hoạt động.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm có trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng

  1. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Đối với mỗi cơ sở giáo dục nghề sẽ có các điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp khác nhau. Cụ thể:

Đối với đào tạo trình độ sơ cấp:

  • Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 04 m2/chỗ học;
  • Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng nghề đăng ký hoạt động và phải được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
  • Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo

Đối với đào tạo trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng:

  • Các ngành, nghề đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp có trong danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành; phù hợp với cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của bộ, ngành, địa phương.
  • Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo bao gồm phòng học, thiết bị,… (được quy định tại điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 140/2018/NĐ-CP);
  • Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng ngành, nghề đăng ký hoạt động được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
  • Có đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo; đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình đào tạo.
  1. Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Sau khi cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập thì cần phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Đây là điều kiện đủ để cơ sở giáo dục nghề nghiệp được phép hoạt động. Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp gồm có các tài liệu sau:

*) Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và tư thục, hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, bao gồm:

  • Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 143/2016/NĐ-CP;
  • Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục Va ban hành kèm theo Nghị định 143/2016/NĐ-CP và kèm theo các giấy tờ chứng minh.

*) Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp được làm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng Anh, bao gồm:

– Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 143/2016/NĐ-CP;

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);

– Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục Va ban hành kèm theo Nghị định 143/2016/NĐ-CP và kèm theo các giấy tờ chứng minh;

*) Đối với cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, bao gồm:

– Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 143/2016/NĐ-CP;

– Bản sao quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);

– Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục Vb ban hành kèm theo Nghị định này và kèm theo các giấy tờ chứng minh;

– Bản sao điều lệ hoặc quy chế tổ chức, hoạt động.

  1. Trình tự thủ tục xin giấy phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Đối với thành lập trường đại học, cao đẳng thì chủ cơ sở sẽ gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tới Tổng cục Dạy nghề. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Dạy nghề tổ chức kiểm tra các điều kiện bảo đảm hoạt động giáo dục nghề nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

Đối với việc thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, chủ cơ soử gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính của cơ sở. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra các điều kiện bảo đảm hoạt động giáo dục nghề nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc giấy phép dạy nghề. Luật Hồng Phúc là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng trong hoạt động xin giấy phép dạy nghề với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline: 090.234.6164 –0964.049.410 hoặc liên hệ qua emai: Info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn.

 

 

Thông tin liên quan