• Luật Hồng Phúc

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Đồng Nai

Thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư tại Đồng Nai. Với chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện các dự án công nghiệp hỗ trợ, công nghê cao, công nghệ sạch…  bằng cách đơn giản hoá thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục, tổ chức nhiều cuộc hội thảo để lắng nghe  ý kiến đóng góp của doanh nghiệp… cùng với hệ thống hạ tầng giao thông ngày càng được đầu tư, hoàn thiện: cao tốc Bến Lức – Long Thành, Dầu Giây – Phan Thiết…  Đồng Nai ngày càng thu hút được nhiều nguồn vốn FDI.

Vậy, khi các nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào Đồng Nai thì cần thực hiện thủ tục gì ? Sau đây, Luật Hồng Phúc kính gửi đến Quý khách hàng nội dung tư vấn về thủ tục cấp gấy phép đầu tư tại Đồng Nai như sau:

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?

Theo như quy định tại Khoản 11, Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì “Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư”.

Trường hợp phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  1. Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
  2. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài (công ty hợp danh) khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
  3. Tổ chức kinh tế có tổ chức kinh tế (có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài (công ty hợp danh)) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
  4. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế (có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài (công ty hợp danh)) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  1. Trường hợp thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư: Đã được chấp thuận chủ trương đầu tư
  2. Trường hợp không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư:
    • Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
    • Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
    • Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có);
    • Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
    • Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

luat-hong-phuc-vn-dich-vu-lam-thu-tuc-xin-cap-giay-chung-nhan-dang-ky-dau-tu-tai-dong-nai

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Cách thức xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  1. Trường hợp thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư: nộp hồ sơ bằng bản giấy đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  2. Trường hợp không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư: nộp hồ sơ bằng bản giấy đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nộp trực tuyến trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư (sử dụng chữ ký số hoặc không sử dụng chữ ký số)

Thành phần hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư

Trường hợp thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư

  1. Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư);
  2. Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư đã trúng đấu giá, trúng thầu; dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận nhà đầu tư khi chỉ có một một người đăng ký tham gia hoặc đấu giá không thành theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc trường hợp tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mà chỉ có một nhà đầu tư đăng ký theo quy định của pháp luật về đấu thầu và thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư);

Lưu ý:

  • Đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu chủ đầu tư có nhu cầu thì nộp: văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bản sao hợp lệ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và bản sao hợp lệ Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có);
  • Đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp Ban quản lý khu kinh tế chấp thuận nhà đầu tư sẽ mặc nhiên được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trường hợp không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư

  1. Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
  2. Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  3. Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  4. Đề xuất dự án đầu tư (báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu dự án đầu tư đã triển khai hoạt động hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi khi pháp luật quy định về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi);
  5. Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư nếu dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
  6. Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  7. Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
  8. Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Lưu ý: giấy tờ ủy quyền và giấy tờ pháp lý của bên được ủy quyền kèm theo nếu nhà đầu tư ủy quyền thực hiện thủ tục đầu tư

Số lượng hồ sơ cấp giấy phép đầu tư

gồm 01 bộ

Thời hạn giải quyết hồ sơ cấp giấy phép đăng ký

  1. Trường hợp thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư;
  2. Trường hợp không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư: 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư

Cơ quan thực hiện cấp giấy phép đăng ký đầu tư

  1. Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Lầu 03 Nguyễn Văn Trị, Thanh Bình, Biên Hoà, Đồng Nai khi thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế; trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp; khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  2. Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đối với dự án đầu tư
    • Xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu chức năng trong khu kinh tế;
    • Thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Cá nhân, tổ chức

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

  1. Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  2. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: cơ quan đăng ký đầu tư gửi thông báo cho nhà đầu tư để hoàn thiện hồ sơ

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

  1. Luật Đầu tư 2020;
  2. Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

Như vậy, Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến Quý khách hàng thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Đồng Nai theo quy định của pháp luật hiện hành. Qúy khách hàng có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được hỗ trợ thêm thông qua:

Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410

Emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn

Thông tin liên quan