• Luật Hồng Phúc

Thủ tục thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh của công ty thể hiện phạm vi hoạt động kinh doanh của bất kỳ công ty nào. Trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể thay đổi ngành nghề kinh doanh của mình như thế nào? Sau đây Luật Hồng Phúc xin gửi tới Quý Khách hàng nội dung về thủ tục thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh.

Ngành nghề kinh doanh là gì?

Ngành nghề kinh doanh là danh mục ngành nghề mà được nhà nước phân loại nhằm quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ được hoạt động theo đúng ngành nghề kinh doanh mà mình đã đăng ký. Vì vậy, trước khi ký kết các hợp đồng hợp tác kinh doanh, các bên phải xem xét ngành nghề kinh doanh của nhau để đảm bảo đối phương có đủ điều kiện hoạt động trong lĩnh vực đó, đảm bảo điều kiện pháp lý. Một doanh nghiệp hoạt động không đúng ngành nghề mình kinh doanh thì có thể bị xử phạt vi phạm và các hợp đồng kinh doanh có thể bị tuyên vô hiệu.

Các ngành nghề kinh doanh được quy định cụ thể tại Quyết định số 27/2018/QĐ-Ttg và được phân các ngành cấp như sau:

  • Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
  • Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;
  • Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;
  • Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;
  • Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.

Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó:

  • Bao gồm: Những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế;
  • Loại trừ: Những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác.

luat-hong-phuc-vn-thu-tuc-thong-bao-thay-doi-nganh-nghe-kinh-doanh

Chuẩn bị hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh

Theo khoản 1 Điều 56 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
  • Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có).

Nộp hồ sơ trên Công tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và nhận kết quả

Sau khi hoàn thiện xong hồ sơ, người đại diện theo pháp luật hiện hành của doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền sẽ vào trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, thực hiện việc thay đổi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và nộp đính kèm Hồ sơ bao gồm các tài liệu nêu trên.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư, cập nhật thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Một số lưu ý khi thay đổi ngành nghề kinh doanh đối

Khi thực hiện việc thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty, doanh nghiệp phải rà soát các ngành nghề đã đăng ký trước đó xem có còn phù hợp với quy định pháp luật hiện hành hay không. Trong trường hợp các ngành nghề đó không còn phù hợp thì doanh nghiệp phải xóa bỏ ngành nghề đó.

Trong trường hợp ngành nghề đó có sửa đổi bổ sung theo quy định pháp luật thì doanh nghiệp phải sửa đổi bổ sung sao cho phù hợp. Đối với các ngành nghề bổ sung mới mà thuộc trường hợp là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng đủ các điều kiện của ngành nghề đó trước khi thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Ngoài ra, khi nộp hồ sơ, doanh nghiệp phải điền đúng mã ngành nghề kinh doanh (cấp 4) theo quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg và xem ngành nghề bổ sung có thuộc trường hợp mà pháp luật cấm kinh doanh hay thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không (nếu có thì điều kiện gì).

Trong trường hợp ngành nghề kinh doanh mới có yêu cầu về vốn pháp định hoặc chứng chỉ hành nghề của thành viên công ty thì doanh nghiệp buộc phải thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp kèm theo và bổ sung chứng chỉ cần thiết.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc về thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh. Luật Hồng Phúc là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh theo pháp luật với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất.

Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 090.234.6164 –0964.049.410 hoặc liên hệ qua emai: Info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn.

  • Mẫu thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh
  • Thay đổi ngành nghề kinh doanh chính
  • Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
  • Bổ sung ngành nghề kinh doanh online
  • Thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh 2022
  • Mẫu bổ sung ngành nghề kinh doanh 2022
  • Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty TNHH 1 thành viên
  • Thay đổi ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan