- Luật Hồng Phúc
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì tên doanh nghiệp được thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp là tên gọi nhằm giúp phân biệt các doanh nghiệp với nhau và trong một số trường hợp vì những lý do khác nhau mà doanh nghiệp phải thay đổi tên doanh nghiệp. Sau đây, Luật Hồng Phúc xin gửi tới Quý Khách hàng nội dung về thủ tục thay đổi tên công ty tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Trong đó, loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân và tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Doanh nghiệp được tự do lựa chọn tên cho doanh nghiệp của mình, tuy nhiên không được vi phạm quy định về điều cấm đặt tên doanh nghiệp được quy định tại Điều 38, không được đặt tên trùng, tên gây nhầm lẫn được quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020. Trong trường hợp các doanh nghiệp đặt tên vi phạm các quy định này thì cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể thay đổi tên trong quá trình hoạt động. Việc đổi tên là theo nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong trường hợp tên đó xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên của mình.
Lưu ý, khi doanh nghiệp thay đổi loại hình hoạt động, bản chất tên công ty cũng sẽ thay đổi như từ Công ty cổ phần sang công ty trách nhiệm hữu hạn nhưng trong trường hợp này không phải làm thủ tục đổi tên mà khi thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì tên của công ty đã được tự động cập nhật mới.
Theo Điều 48 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thay đổi thay đổi tên doanh nghiệp bao gồm:
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, người đại diện theo pháp luật hiện hành của doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền sẽ vào trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, thực hiện việc thay đổi thông tin địa chỉ doanh nghiệp và đính kèm hồ sơ tài liệu như nêu trên.
Trong 03 ngày kể từ ngày hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật được gửi đi, Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hồ Chí Minh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và ra thông báo chấp thuận hoặc sửa đổi bổ sung. Khi hồ sơ đã hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hồ Chí Minh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty. Người có thẩm quyền nộp hồ sơ hoặc được ủy quyền nộp hồ sơ có thể đến lấy trực tiếp kết quả tại Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hồ Chí Minh hoặc nhận qua đường bưu điện.
Sau khi đã thay đổi thành công tên công ty cần phải làm một số công việc sau này:
Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc về thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Luật Hồng Phúc là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất.