- Luật Hồng Phúc
Thủ tục mở công ty tài chính mới nhất?
Muốn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp cần chuẩn bị một nguồn vốn thật vững chắc. Và để bổ sung nguồn vốn, các doanh nghiệp thường vay vốn tại ngân hàng thương mại, các công ty tài chính. Do đó, ngày càng có nhiều công ty tài chính được thành lập và mong muốn được thành lập. Luật Hồng Phúc xin gửi tới Quý Khách hàng thông tin thủ tục mở công ty tài chính mới nhất.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 (được sửa đổi bổ sung 2017) quy định công ty tài chính là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.
Công ty tài chính bao gồm các công ty tài chính trong nước và công ty tài chính có vốn đầu tư nước ngoài. Dựa vào tính chất của số vốn góp của công ty tài chính mà tổ chức, cá nhân sẽ thành lập các loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Công ty tài chính cần phải đáp ứng các điều kiện thành lập sau:
Hồ sơ đề nghị cấp phép thành lập công ty tài chính được quy định tại Điều 14 Thông tư 30/2015/TT-NHNN, gồm có:
+ Sự cần thiết thành lập;
+ Tên tổ chức tín dụng phi ngân hàng đề nghị thành lập, loại hình, tên tỉnh/thành phố nơi dự kiến đặt trụ sở chính, thời gian hoạt động, vốn điều lệ khi thành lập, nội dung hoạt động và khả năng đáp ứng các điều kiện hoạt động ngân hàng quy định đối với loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng đề nghị thành lập theo quy định tại Nghị định số 39/2014/NĐ-CP;
+ Năng lực tài chính của các cổ đông sáng lập, cổ đông góp vốn thành lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, thành viên góp vốn;
+ Sơ đồ tổ chức và mạng lưới hoạt động dự kiến trong 03 năm đầu tiên;
+ Danh sách nhân sự dự kiến, trong đó mô tả chi tiết trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và quản trị rủi ro đáp ứng được các yêu cầu của từng vị trí, chức danh theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 14 Thông tư 30/2015/TT-NHNN;
+ Chính sách quản lý rủi ro: Nhận diện, đo lường, phòng ngừa, quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và các rủi ro khác trong quá trình hoạt động;
+ Công nghệ thông tin theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 14 Thông tư 30/2015/TT-NHNN;
+ Hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ theo quy định tại điểm i khoản 3 Điều 14 Thông tư 30/2015/TT-NHNN;
+ Phương án kinh doanh dự kiến trong 03 năm đầu, trong đó tối thiểu phải bao gồm các nội dung sau đây: Phân tích thị trường, chiến lược, mục tiêu và kế hoạch kinh doanh; các báo cáo tài chính dự kiến của từng năm (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu, các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động và thuyết minh khả năng thực hiện các chỉ tiêu tài chính trong từng năm).
Ngoài ra, các công ty tài chính được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần và công ty TNHH thì sẽ phải đáp ứng thêm các điều kiện được quy định tại Điều 15, Điều 16 Thông tư 30/2015/TT-NHNN.
Sau khi chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm những tài liệu nêu trên, ban trù bị sẽ gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ để xem xét chấp thuận nguyên tắc. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép không đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị yêu cầu bổ sung hồ sơ.
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do không chấp thuận.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Ban trù bị lập các văn bản bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 15, khoản 7 Điều 16 Thông tư 30/2015/TT-NHNN và gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước. Quá thời hạn nêu trên, Ngân hàng Nhà nước không nhận được hoặc nhận được không đầy đủ các văn bản nêu trên thì văn bản chấp thuận nguyên tắc không còn giá trị. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ văn bản.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước tiến hành cấp Giấy phép theo quy định. Trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do không cấp Giấy phép.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc thủ tục mở công ty tài chính mới nhất. Luật Hồng Phúc đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục mở công ty tài chính với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline: 090.234.6164 –0964.049.410 hoặc liên hệ qua emai: Info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn.