• Luật Hồng Phúc

Thủ tục mở công ty may mặc

Thủ tục mở công ty sản xuất hàng may mặc. Sản phẩm may mặc là hàng hóa thiết yếu, không thể thay thế nên thị trường may mặc rất phát triển. Trước nhu cầu về may mặc của con người ngày càng tăng cao, các công ty sản xuất hàng may mặc cũng gia tăng theo tỷ lệ thuận. Sau đây Luật Hồng Phúc sẽ giới thiệu đến quý khách hàng quy trình thành lập công ty sản xuất hàng may mặc theo quy định mới nhất hiện nay.

  1. Sản phẩm may mặc là gì ?

Hàng may mặc là những sản phẩm thuộc ngành dệt may, bao gồm các loại quần áo nói chung và các phụ kiện kèm theo.  Hàng may mặc có một số đặc điểm sau:

  • Sản phẩm may mặc là các sản phẩm có tính thời vụ cao, phụ thuộc chủ yếu vào khí hậu thời tiết của các vùng miền.
  • Sản phẩm may mặc có tính thời trang cao. Chất liệu, mẫu mã, kiểu dáng của bộ trang phục tạo nên phong cách, cá tính của người sử dụng.
  • Các sản phẩm may mặc có chu kỳ sống ngắn. Chính vì tính thời trang của hàng may mặc mà mỗi mùa, mỗi thời kỳ con người sẽ chạy theo những xu hướng mới. Điều này khiến cho các sản phẩm may mặc rất dễ bị lỗi thời.
  1. Một số lưu ý khi mở công ty sản xuất hàng may mặc?

Có rất nhiều cách thức để sản xuất hàng may mặc như gia công, sản xuất công nghiệp,…. Đối với hàng thời trang cao cấp, các công ty sản xuất hàng may mặc sẽ lựa chọn hình thức gia công hàng hóa để tạo được sự tỉ mỉ, chỉn chu cho sản phẩm của công ty. Tương tự, đối với những sản phẩm bình dân, phục vụ cho nhiều đối tượng, tầng lớp thì để tiết kiệm chi phí, công ty may mặc có thể lựa chọn sản xuất hàng hàng loạt.

Sản phẩm may mặc là mặt hàng thiết yếu nên thị trường nên thị trường may mặc luôn sôi động, luôn có sự cạnh tranh về mẫu mã, chất liệu, giá cả. Do đó, các công ty sản xuất hàng may mặc cần phải cập nhật thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng liên tục để có thể cạnh tranh và tồn tại.

Đối với các công ty chỉ chuyên sản xuất hàng may mặc theo thiết kế có sãn và theo yêu cầu của các cửa hàng thì sẽ phải chuẩn bị cơ sở, vật chất, máy móc, trang thiết bị, nguồn nhân công và đặc biệt là nguồn vốn để đảm bảo quá trình hoạt động được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn ở bất kỳ công đoạn nào.

Thủ tục mở công ty sản xuất hàng may mặc

  1. Chuẩn bị trước khi thành lập công ty sản xuất hàng may mặc

Chuẩn bị tên công ty sản xuất hàng may mặc:

Theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020, tên công ty sản xuất hàng may mặc dựng gồm 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng doanh nghiệp:

  • Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
  • Ngoài ra, tên doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện không vi phạm quy định tại Điều 38, 39 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Chuẩn bị trụ sở công ty sản xuất hàng may mặc:

  • Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có) và phải là nơi thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.

Lưu ý: Công ty sản xuất hàng may mặc không được đăng ký trụ sở tại chung cư và nhà tập thể vì theo quy định luật Nhà ở, chung cư và nhà tập thể chỉ nhằm mục đích ở, không nhằm mục đích kinh doanh.

Chuẩn bị nghành nghề kinh doanh của công ty sản xuất hàng may mặc

Các ngành nghề liên quan đến sản xuất hàng may mặc được quy định như sau:

  • 1410: May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú);
  • 1420: Sản xuất sản phẩm từ da lông thú;
  • 1430: Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc;
  • 1520: Sản xuất giày, dép;
  • 4641: Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép;
  • 4771: Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh;

Ngoài ra doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc có thể lựa chọn một số ngành nghề kinh doanh khác để đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Chuẩn bị vốn điều lệ:

Vốn điều lệ do chủ sở hữu doanh nghiệp góp vốn và đối với ngành nghề sản xuất hàng may mặc thì không có yêu cầu về vốn pháp định.

Theo quy định tại luật doanh nghiệp 2020, các thành viên phải góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu sau thời hạn 90 ngày này mà doanh nghiệp chưa góp đủ số vốn điều lệ đăng ký thủ tục thay đổi thông tin cổ đông sáng lập hoặc giảm vốn điều lệ đã góp trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được trong vòng 30 ngày. Vốn điều lệ công ty sản xuất hàng may mặc ảnh hưởng đến mức Lệ phí môn bài.

  1. Thành phần hồ sơ thủ tục thành lập công ty sản xuất hàng may mặc

Với mỗi loại hình doanh nghiệp thì hồ sơ thành lập công ty sản xuất hàng may mặc lại khác nhau. Cụ thể:

Đối với công ty TNHH một thành viên:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với công ty TNHH 2 Thành viên và Công ty cổ phần:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với doanh nghiệp tư nhân:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Đối với công ty Hợp danh:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
  1. Trình tự thực hiện thủ tục thành lập công ty may mặc

  • Doanh nghiệp sẽ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm những tài liệu nêu trên.
  • Sau khi hồ sơ thành lập công ty đã hoàn tất, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ thông qua trang mạng điện tử của Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
  • Sau khi nhận được hồ sơ, chuyên viên của Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong 03ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo từ chối hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ.
  • Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  1. Những thủ tục đánh giá môi trường sau khi có giấy phép

Sau khi có giấy phép thành lập doanh nghiệp, công ty sản xuất may mặc sẽ phải thực đánh giá môi trường chiến lược do hoạt động sản xuất may mặc có những tác động trực tiếp đến môi trường.

Hồ sơ đánh giá môi trường chiến lược gồm có:

  • 01 văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo Mẫu số 01 Phụ lục V Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP;
  • 09 bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược có nội dung quy định tại Điều 15 Luật bảo vệ môi trường và phải thể hiện rõ những nội dung theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định 40/2019/NĐ-CP;
  • 09 bản dự thảo chiến lược, quy hoạch. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn 09 người, cơ quan lập chiến lược, quy hoạch phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và dự thảo chiến lược, quy hoạch theo yêu cầu của cơ quan tổ chức thẩm định.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các tài liệu nêu trên, hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định tại Điều 16 Luật bảo vệ môi trường.

  1. Những thủ tục cần thực hiện sau khi có giấy phép

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về sản xuất hàng may mặc, công ty phải thực hiện các thủ tục sau đây:

  • Khắc dấu-in bảng hiệu;
  • Thông báo phát hành hóa đơn điện tử và tài khoản ngân hàng;
  • Khai thuế ban đầu.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc thủ tục thành lập công ty may mặc. Luật Hồng Phúc là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục mở công ty sản xuất hàng may mặc với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 090.234.6164 –0964.049.410 hoặc liên hệ qua emai: Info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn.

  • Làm giàu từ nghề may mặc
  • Ngành nghề kinh doanh may mặc
  • Thành lập công ty may mặc
  • Công ty may mặc
  • Khởi nghiệp xưởng may
  • Khởi nghiệp từ nghề may
  • Bán công ty may mặc
  • Hợp tác kinh doanh may mặc
  • Mở công ty may cần bao nhiêu vốn
  • Công ty may mặc mới thành lập
  • Thành lập công ty thời trang
  • Ngành may trang phục
  • Đầu tư ngành may mặc

Thông tin liên quan