Thủ tục mở xưởng chế biến gỗ. Là ngành nghề sử dụng các thiết bị, máy móc hoặc công cụ, hóa chất để chuyển đổi gỗ tự nhiên hoặc gỗ bán thành phẩm để tạo thành thành phẩm với kích thước, chất lượng, kiểu dáng … mới. Cũng như ngành nghề khác, ngành chế biến gỗ cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng của các quy luật kinh tế của thị trường dẫn đến nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, huy động vốn, xây dựng thương hiệu… trên thị trường ngày càng lớn nhằm tăng cường sức mạnh cạnh tranh, mở rộng thị phần.
Vì vậy, nhu cầu thành lập công ty chuyên về hoạt động chế biến gỗ là điều tất yếu nhằm tận dụng các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp. Do đó, thông qua bài viết này, luật Hồng Phúc xin gửi đến quý bạn đọc nội dung tư vấn về thủ tục mở công ty chế biến gỗ như sau:
Nội dung cần chuẩn bị trước khi mở công ty chế biến gỗ
Chọn loại hình công ty: Tùy thuộc vào mục đích của chủ thể thành lập công ty mà công ty có thể lựa chọn các loại hình công ty sau: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, công ty cổ phần.
Tên công ty: Tên công ty bao gồm hai thành tố là loại hình công ty (trách nhiệm hữu hạn, hợp danh, cổ phần) và phần tên riêng (tên riêng này có thể trở thành thương mại của công ty sau này). Cá nhân, tổ chức thành lập công ty có thể tra cứu tại – https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx về tên công ty nhằm tránh việc sử dụng tên công ty đã được đăng ký trước đó.
Trụ sở công ty: Ngoại trừ nhà chung cư, doanh nghiệp có thể đặt trụ sở tại bất kỳ địa chỉ nào đã được xác định địa chỉ giới hành chính (gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Nghành nghề kinh doanh
Mã ngành liên quan đến hoạt động chế biến gỗ
Tùy thuộc vào định hướng kinh doanh liên quan đến hoạt động chế biến gỗ, công ty có thể chọn một trong các mã ngành sau:
1610 Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ
1621 Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác
1622 Sản xuất đồ gỗ xây dựng
1623 Sản xuất bao bì bằng gỗ
1629 Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện
0221 Khai thác gỗ
0231 Khai thác lâm sản khác trừ gỗ
0232 Thu nhặt lâm sản khác trừ gỗ
3100 Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế
Mã ngành khác: Ngoài các mã ngành liên quan đến hoạt chế biến gỗ thì công ty có quyền lựa chọn một số mã ngành khác.
Chuẩn bị vốn điều lệ: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì công ty chế biến gỗ không thuộc đối tượng bắt buộc phải có vốn pháp định. Tuy nhiên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động của công ty và là căn cứ tính phí môn bài nên cá nhân, tổ chức thành lập công ty cần lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp với năng lực tài chính cũng như định hướng phát triển sau này.
Hồ sơ (01 bộ)
Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh được lựa chọn, hồ sơ thành lập công ty chế biến gỗ tương ứng:
Danh sách thành viên/cổ đông (cổ đông sáng lập; cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài);
Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với /thành viên/cổ đông (cổ đông sáng lập; cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài) là cá nhân, người đại diện;
Bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên/cổ đông là tổ chức (nếu thành viên/cổ đông là tổ chức nước ngoài thì giấy tờ pháp lý phải được hợp pháp hóa lãnh sự);
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư;
Bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (nếu có).
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Trình tự thực hiện
Sau khi chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ, cá nhân, tổ chức đăng ký thành lập công ty tiến hành nộp một bộ hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính bằng phương thức trực tuyến (https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/) hoặc trực tiếp.
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo toàn bộ nội dung cần sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ không hợp lệ.
Những việc cần làm sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Đăng ký chữ ký điện tử/chữ ký số công cộng
Khắc dấu-in bảng hiệu
Thông báo phát hành hóa đơn điện tử và tài khoản ngân hàng
Xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy
Khai thuế ban đầu
Đăng ký sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp
Căn cứ pháp lý:
Luật Thương mại 2005
Luật Doanh nghiệp 2020;
Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành