- Luật Hồng Phúc
Có thể khẳng định, khu công nghiệp đóng vai trò là một trong những tiềm lực quyết định đến sự phát triển lĩnh vực công nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung. Hiện nay, việc tổ chức và triển khai thực hiện các dự án nằm trong khu công nghiệp là mục tiêu mũi nhọn của các tổ chức, cơ quan ban ngành. Đặc biệt, gần đây có sự quan tâm ngày càng tăng đối với vấn đề về chuyển nhượng dự án trong khu công nghiệp, cụ thể như về trình tự thủ tục chuyển nhượng dự án trong khu công nghiệp, hồ sơ chuyển nhượng,…. Bài viết sau đây, Luật Hồng Phúc sẽ làm rõ cho quý khách hàng về thủ tục này.
Về pháp lý, khu công nghiệp được định nghĩa là khu vực có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được quy hoạch tại những vùng có điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, trong đó, tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp (Theo Nghị định 82/2018/NĐ-CP).
Chuyển nhượng là việc chuyển giao, nhượng lại quyền sở hữu hoặc sở hữu các loại tài sản hợp pháp, bao gồm bất động sản và động sản cho cá nhân, tổ chức nào đó theo thoả thuận.
Trên thực tế, việc chuyển nhượng dự án được xem xét là một trong những hoạt động đầu tư. Theo đó, chuyển nhượng dự án trong khu công nghiệp có thể hiểu là việc các nhà đầu tư của một dự án nào đó nằm trong phạm vi khu công nghiệp sẽ chuyển một phần hoặc toàn bộ dự án nào đó của bản thân nhà đầu tư cho một nhà đầu tư khác thông qua một hợp đồng chuyển nhượng dự án.
+ Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư (bản gốc) ; Bản sao hợp lệ quyết định thành lập doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (các giấy tờ trên phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đăng ký không quá 03 tháng trước ngày nộp hồ sơ đối với nhà đầu tư nước ngoài);
+ Văn bản ủy quyền (bản gốc) kèm theo bản sao bản chụp giấy CMND/hộ chiếu của cá nhân kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực các giấy tờ nêu trên của người đại diện;
chứng thực các giấy tờ nêu trên;
Tuỳ thuộc vào quy mô, nội dung của từng loại dự án cụ thể mà thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ chuyển nhượng dự án trong khu công nghiệp là khác nhau, bao gồm thẩm quyền của các cơ quan sau:
– Thời hạn: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ
* Đối với dự án thuộc một trong các trường hợp:
(i) Dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp quyết định chủ trương đầu tư; (ii) Dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc trường hợp quyết định chủ trương đầu tư mà nhà đầu tư đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn và đưa dự án vào khai thác, vận hành:
Bước 1: Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ban Quản lý các khu công nghiệp
Bước 2: Ban Quản lý xem xét điều kiện chuyển nhượng dự án
* Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Ban Quản lý khu công nghiệp:
Bước 1: Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ban Quản lý các khu công nghiệp.
Bước 2: Ban Quản lý xem xét điều kiện chuyển nhượng dự án.
* Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ:
Bước 1: Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ban Quản lý các khu công nghiệp
Bước 2: Ban Quản lý gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư.
Bước 3: Các cơ quan được gửi hồ sơ có ý kiến về điều kiện chuyển nhượng thuộc phạm vi quản lý của mình.
Bước 4: Ban Quản lý trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, có ý kiến gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nội dung quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư (nếu có).
Bước 5: Khi nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư.
Bước 6: Khi nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Bước 7:
+ Đối với dự án không cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho nhà đầu tư.
+ Đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, Ban Quản lý điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư.
Đối với hồ sơ nộp trực tiếp tổ chức, cá nhân mang theo Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đến nhận kết quả tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công.
* Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh:
Bước 1: Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ
Bước 2: Ban Quản lý gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư;
Bước 3: Các cơ quan được gửi hồ sơ xin ý kiến có ý kiến về điều kiện chuyển nhượng thuộc phạm vi quản lý của mình;
Bước 4: Ban Quản lý lập báo cáo về việc đáp ứng điều kiện chuyển nhượng dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Bước 5: Khi nhận được báo cáo của Ban Quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư;
Bước 6:
+ Đối với dự án không cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho nhà đầu tư.
+ Đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Khi nhận được văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, Ban Quản lý điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư.
* Đối với dự án đầu tư đã được quyết định chủ trương đầu tư mà nhà đầu tư đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn và đưa dự án vào khai thác, vận hành thì không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư khi chuyển nhượng dự án đầu tư.
* Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư đó thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, sau đó thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
Trên đây là những thông tin tư vấn mà các doanh nghiệp cần biết khi thực hiện việc chuyển nhượng dự án trong khu công nghiệp. Nếu còn những thắc mắc về thủ tục này hay bất kỳ vấn đề pháp lý gì khác thì đừng quên liên hệ Luật Hồng phúc (https://luathongphuc.vn/) để được giải đáp nhé./