• Luật Hồng Phúc

Thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài

Thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài như thế nào ? Giấy phép lao động của người nước ngoài ở Việt Nam chính là cơ sở pháp lý để người nước ngoài có thể sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Sau khi giấy phép lao động hết thời hạn thì người lao động có thể gia hạn giấy phép. Vậy trong trường hợp nào thì người nước ngoài  được phép cấp lại giấy phép lao động? Luật Hồng Phúc xin gửi tới Quý Khách hàng thông tin về thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Các trường hợp được cấp lại giấy phép lao động?

Theo quy định tại  Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP các trường hợp cấp lại giấy phép lao động gồm có:

– Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất;

– Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng. Bị hỏng là có thể do bị rách, bị mất chữ,…;

– Người nước ngoài thay đổi họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động.

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động?

Điều 13 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động gồm có:

– Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo mẫu số 11/PLI Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP;

– 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm trên phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu) và ảnh chụp không được quá 06 tháng;

– Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp mà bị mất thì cần phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền của người nước ngoài theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp các thông tin trên giấy phép lao động bị thay đổi thì người sử dụng lao động phải có các giấy tờ của người lao động là người nước ngoài để chứng minh;

– Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài được quy định tại Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP;

Lưu ý:

Các giấy tờ nêu trên trừ văn bản đề nghị của người sử dụng lao động và 02 ảnh thì đều phải là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực trừ trường hợp giấy phép lao động bị mất. Nếu các giấy tờ của người nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, được dịch ra tiếng Việt trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.

Thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài

Trình tự cấp lại giấy phép lao động?

Người sử dụng lao động sẽ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm những tài liệu nêu trên. Sau khi đã có bộ hồ sơ đầy đủ, người sử dụng lao động sẽ nộp hồ sơ lên Bộ Lao động – Thương binh xã hội hoặc sở Lao động – Thương binh xã hội dựa trên cơ quan đã cấp giấy phép lao động trước đó.

Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ thì 2 cơ quan trên sẽ tiến hành kiểm tra xem hồ sơ có hợp lệ hay không. Trong thời hạn 03 ngày, Bộ Lao động – Thương binh xã hội hoặc sở Lao động – Thương binh xã hội sẽ phải ra thông báo hồ sơ hợp lệ, cấp lại giấy phép lao động hoặc ra thông báo sửa đổi bổ sung hoặc không cấp lại giấy phép lao động thì phải nêu rõ lý do.

Trong trường hợp phải sửa lại, bổ sung hồ sơ thì sau khi hoàn thiện hồ sơ, người sử dụng lao động sẽ nộp lại và Bộ Lao động – Thương binh xã hội hoặc sở Lao động – Thương binh xã hội sẽ xem xét hồ sơ trong thời hạn 03 ngày. Nếu hộ sơ hợp lệ, Bộ Lao động – Thương binh xã hội hoặc sở Lao động – Thương binh xã hội sẽ cấp lại giấy phép lao động và nếu không cấp lại thì sẽ ra văn bản từ chối nêu rõ lý do.

Trong trường hợp lý do từ chối của Bộ Lao động – Thương binh xã hội hoặc sở Lao động – Thương binh xã hội không hợp lý và có đủ căn cứ khiếu nại thì người sử dụng lao động có thể làm đơn khiếu nại 2 cơ quan trên.

Trong trường hợp giấy phép lao động được cấp lại thì Bộ Lao động – Thương binh xã hội hoặc sở Lao động – Thương binh xã hội sẽ có giấy hẹn trả kết quả và người nộp hồ sơ sẽ theo giấy hẹn trả kết quả và đến nhận kết quả đúng ngày.

Thời hạn của Giấy phép lao động được cấp lại?

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại bằng thời hạn của Giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động. Thời hạn của giấy phép lao động hiện tại là 02 năm. Như vậy, nếu người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và làm việc tại Việt Nam được 04 thàng và bị mất giấy phép lao động thì sau khi được cấp lại giấy phép lao động thì thời hạn còn lại của giấy phép lao động sẽ là 1 năm 6 tháng.

Như vậy cấp lại giấy phép lao động thủ tục và quy trình thực hiện đã được Luật Hồng Phúc giới thiệu đến quý khách hàng. Qúy khách hàng có nhu cầu tư vấn và thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lao động có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được tư vấn cụ thể thông qua:

Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410

Emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn

 

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan