- Luật Hồng Phúc
Nội dung chính
Trong quá trình kinh doanh, nhằm tạo điều kiện cùng như môi trường thuận lợi trong việc sản xuất và thực hiện các giao dịch, doanh nghiệp có nhu cầu muốn thay đổi địa chỉ công ty. Điều này, có thể kéo theo những vấn đề pháp lý phát sinh liên quan trong đó có việc phải thay đổi các nội dung đăng ký doanh nghiệp. Vậy theo pháp luật doanh nghiệp hiện hành thì việc thay đổi địa chỉ doanh nghiệp có cần phải thay đổi con dấu không? Bài viết sau đây, công ty Luật Hồng Phúc sẽ tư vấn và làm rõ cho quý khách hàng về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp năm 2020;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
Theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì dấu của doanh nghiệp sẽ bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Theo đó, có thế thấy con dấu được hiểu là một hình thức kí hiệu đặc biệt, nhằm phân biệt giữa tổ chức này với tổ chức khác hay cá nhân này với cá nhân khác theo một cách đơn giản, rõ ràng và đặc biệt thường có độ chính xác cao.
Con dấu của mỗi công ty, doanh nghiệp chính là một trong số vật đại diện đặc biệt cho những công ty, doanh nghiệp đó, phân biệt giữa các công ty với nhau và thể hiện sự uy tín cũng như giá trị và điểm khác biệt giữa mỗi công ty với nhau. Nhờ đó mà khách hàng có thể dễ dàng phân biệt và lựa chọn được công ty phù hợp và tốt nhất dành cho mình.
Thông thường, trên con dấu của doanh nghiệp thường được thể hiện các nội dung bao gồm: tên doanh nghiệp; mã số doanh nghiệp; loại hình doanh nghiệp và địa chỉ doanh nghiệp. Theo khoản 2, 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức cũng như nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
Việc quản lý và lưu giữ dấu được thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hay quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó, Luật Doanh nghiệp 2020 không yêu cầu các doanh nghiệp phải làm thủ tục thông báo mẫu dấu gửi lên Phòng đăng ký kinh doanh mà chỉ cần doanh nghiệp tự thông báo mẫu dấu trong nội bộ doanh nghiệp.
Tuy nhiên cần chú ý rằng, xuất phát từ nội dung mà con dấu thể hiện nên đối với trường hợp thay đổi tên công ty, thay đổi mã số thuế doanh nghiệp, thay đổi địa chỉ công ty, thay đổi hình thức con dấu và thay đổi dấu do hỏng, mòn méo, không còn giá trị sử dụng.
Trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty nhưng trong cùng một quận thuộc cùng một đơn vị hành chính thì sẽ không buộc phải thay đổi con dấu, còn trong trường hợp công ty thay đổi địa chỉ trụ sở chính mà khác quận thì bắt buộc phải thay đổi mẫu con dấu.
Như vậy, doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở, không nhất thiết phải thay đổi con dấu nếu việc thay đổi này không ảnh hưởng đến thông tin trên con dấu. Tuy nhiên, nếu con dấu cũ của doanh nghiệp có chứa địa chỉ trụ sở, thì khi thay đổi địa chỉ, doanh nghiệp cần phải thay đổi con dấu để cập nhật thông tin mới.
Thành phần hồ sơ để tiến hành đăng ký thay đổi địa chỉ công ty trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trước khi thay đổi địa chỉ công ty trên hóa đơn bao gồm các giấy tờ sau:
Trên đây là những thông tin tư vấn mà các doanh nghiệp cần biết khi thay đổi địa chỉ doanh nghiệp thì cần phải thay đổi con dấu trong trường hợp nào. Nếu còn những thắc mắc về thủ tục này hay bất kỳ vấn đề pháp lý gì khác thì đừng quên liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được giải đáp nhé.