• Luật Hồng Phúc

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Nội dung chính

Trong những năm qua, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đặc biệt thu hút đầu tư từ khắp các nước trên thế giới đổ về. Hàng tháng có hàng ngàn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập mới tại Việt Nam. Nhà đầu tư có thể đến từ khắp nơi trên thế giới, điển hình như các nước từ khu vực Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, nước láng giềng như Trung Quốc, các nước trong khối ASEAN, và từ Mỹ, Châu Âu. Với môi trường ngày càng năng động, chính sách thuê, lao động hấp dẫn. Việt Nam trở thành một trong những nước thu hút Nhà đầu tư nước ngoài cao nhất khu vực. Việc thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện đang được nhà nước khuyến khích hỗ trợ. Tuy nhiên vì rất nhiều lý do, Nhà đầu tư ắt hẳn sẽ gặp khó khăn ban đầu trong việc thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài và phải đảm bảo hoạt động đúng quy định về công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo đúng pháp luật.

Luật Hồng Phúc với kinh nghiệm thực tế trong việc thực hiện thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài cho Nhà đầu tư và sẵn sàng hỗ trợ mọi vấn đề về pháp luật cho Nhà đầu tư nước ngoài với chi phí thấp và hiệu quả tốt nhất.

Những thông tin cơ bản đến chi tiết dưới đây sẽ giúp Nhà đầu tư nước ngoài hiểu rõ hơn khi thực hiện đầu tư tại Việt Nam cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài

– Hoạt động đầu tư nước ngoài của Nhà đầu tư nước ngoài được quy định trực tiếp tại Luật Đầu tư 2014 ( sắp tới được sửa đổi bởi Luật Đầu tư 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020). Luật đầu tư áp dụng cho: công ty nước ngoài mở công ty tại Việt Nam, Nhà đầu tư thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .v.v..

Theo luật đầu tư 2014

Hình thức đầu tư bao gồm:

  1. Đầu tư theo hình thức “đầu tư thành lập tổ chức kinh tế” – Quy định tại Điều 22
  2. Đầu tư theo hình thức “Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế” – Quy định tại Điều 24
  3. Đầu tư theo hình thức “hợp đồng PPP” – Quy định tại Điều 27
  4. Đầu tư theo hình thức “hợp đồng BCC” – Quy định tại Điều 28

Theo luật đầu tư 2020

Quy đinh các hình thức đầu tư trong một điều luật cụ thể là điều 21, theo hình thức liệt kê, bao gồm:

  1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
  2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
  3. Thực hiện dự án đầu tư.
  4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Như vậy Luật đầu tư 2020 có thêm một hình thức đầu tư mới là “Thực hiện dự án đầu tư và không quy định Hợp đồng PPP là một hình thức đầu tư”

Hợp đồng PPP là gì ? Hợp đồng PPP viết tắt của từ gì ?

Hợp đồng PPP là viết tắt của từ Public Private Partnership, là hợp đồng thỏa thuận hợp tác giữa Nhà nước, khu vực tư nhân trong việc đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ công. Theo đó một phần hay toàn bộ các công việc sẽ được Nhà nước chuyển giao cho khu vực tư nhân để thực hiện với sự hỗ trợ của Nhà nước.

Tham khảo thêm tại link này https://dautunuocngoai.gov.vn/TinBai/2328/Tong-quan-ve-hop-dong-hop-tac-cong-tu-PPP

Hợp đồng BCC là gì ? Hợp đồng BCC là viết tắt của từ gì ?

Hợp đồng BCC là viết tắt của từ Business Cooperation Contract, là hợp đồng được ký kết giữa các thành viên Nhà đầu tư  với nhau, nhằm hợp tác kinh doanh phân chia sản phẩm, phần chia lợi nhuận mà không thành lập tổ chức kinh tế.

thanh-lap-cong-ty-co-von-dau-tu-nuoc-ngoai

Quy định và các hình thức đầu tư nước ngoài tại VN

Hiện nay theo Luật đầu tư năm 2014, Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thực thi, thi hành một số điều của luật đầu tư cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành khác. Nhà đầu tư có 2 hình thức thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:

+ Đầu tư trực tiếp

Đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ( Vốn nước ngoài dưới 100% ).

+ Đầu tư gián tiếp

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế tại Việt Nam.

Những điều quan trọn mà Nhà đầu tư cần biết

Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên thực hiện hoạt động đầu tư vào Việt Nam không tránh khỏi những trở ngại. Vì sự bất đồng ngôn ngữ, không nắm rõ quy định của pháp luật. Đặc biệt là đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, những mặt hàng kinh doanh cấm hoặc hạn chế. Khi tiến hành đầu tư vào thị trường Việt Nam, Nhà đầu tư nước ngoài cần tìm hiểu và có hiểu biết cơ bản những vấn đề cụ thể như sau:

Biểu Cam Kết WTO

Các hiệp định, điều ước quốc tế của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực đầu tư. Nhà đầu tư  nước ngoài cần tham khảo văn bản quan trọng nhất là Biểu Cam kết WTO về thương mại dịch vụ, hiểu nôm na tại Văn bản này Chính phủ Việt Nam có những điều kiện, cam kết mở cửa, hạn chế đầu tư đổi với các nhóm ngành thương mại và dịch vụ cụ thể.

Nhà đầu tư cần có sự hiểu biết nhất định về Quy định tại Biểu Cam Kết WTO này để biết được hoạt động đầu tư mà mình muốn đầu tư có thuộc trường hợp chưa được cam kết, hạn chế đầu tư, đầu tư có điều kiện hay đã được mở cửa dưới hình thức nào khác.

Trong Biểu Cam Kết WTO thông thường những nhóm ngành liên quan đến thương mại như bán buôn, bán lẻ (không lập cơ sở bán lẻ), lĩnh vực công nghệ thông tin, lĩnh vực tư vấn, lĩnh vực xây dựng và một số dịch vụ khác là những ngành nghề đã có mở cửa hoàn toàn, cho phép Nhà đầu tư nước ngoài được quyền thành lập tổ chức kinh tế có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Đối với những hoạt động tại nhóm này, thời gian và chi phí thành lập công ty 100% vốn nước ngoài không quá lớn.

Những nhóm ngành liên quan đến các hoạt động như giải trí, quảng cáo, viễn thông, khám chữa bệnh, spa làm đẹp, vận tải, giáo dục, tài chính, tư vấn pháp luật, thuế, kế toán … Thông thường là những nhóm ngành có hạn chế trong việc mở cửa cho Nhà đầu tư nước ngoài, thường đi kèm là các điều kiện liên quan đến tỉ lệ vốn của Nhà đầu tư nước ngoài (có thể quy định dưới 51% hoặc dưới 99%). Các điều kiện liên quan đến vốn đầu tư, nhân sự, kinh nghiệm của Nhà đầu tư nước ngoài hoặc cần có ý kiến chấp thuận của các bộ ngành, địa phương có liên quan.

Nhóm ngành nghề liên quan đến hoạt động sản xuất, hiện nay nhóm ngành nghề này chưa được cam kết tại biểu cam kết WTO về thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên Việt Nam vẫn mở cửa cho Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đăng ký đầu tư với những hoạt động này. Khi đăng ký đầu tư, Nhà đầu tư nước ngoài cần thuê đất hoặc nhà xưởng tại các khu công nghiệp phù hợp, hoặc ngoài khu công nghiệp nếu được sự chấp thuận của địa phương.

Ngoài ra có những nhóm ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, Nhà đầu tư nước ngoài không được đăng ký kinh doanh như: Xuất bản sách, thương mại các mặt hàng như thuốc lá, thuốc lào, dược phẩm…

Quốc tịch của Nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư đến từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam có các cam kết quốc tế sẽ dễ dàng được chấp thuận hơn so với những quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác. Đặc biết là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO sẽ dễ dàng được chấp thuận cho Nhà đầu tư mở công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Về việc lựa chọn hình thức đầu tư nước ngoài

Việc lựa chọn hình thức đầu tư rất quan trọng cần dựa trên ngành nghề mà Nhà đầu tư nước ngoài muốn đăng ký. Ngoài ra các yếu tố như địa điểm thực hiện dự án, quy mô dự án để đánh giá, lựa chọn phương án phù hợp. Việc này Nhà đầu tư nước ngoài nên có một đơn vị tư vấn pháp luật phù hợp để đưa ra phương án lựa chọn hợp lý cho từng trường hợp cụ thể.

Nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn có thể chọn việc đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp thành lập tổ chức kinh tế có 100% vốn nước ngoài  đối với những ngành nghề kinh doanh đã có cam kết mở cửa hoặc theo hình thức góp vốn mua cổ phần hoặc liên doanh. Việc này cần dựa trên nhu cầu của từng Nhà đầu tư nước ngoài.

Trình tự thủ tục đầu tư nước ngoài cơ bản

Đối với một Nhà đầu tư nước ngoài mới thủ tục cơ bản cần phải có là việc xin chấp thuận đầu tư tại Phòng Kinh Tế Đối Ngoại của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp Tỉnh, thành phố. Việc này thể hiện qua thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc thủ tục xin chấp thuận đủ điều kiện đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào doanh nghiệp tại Việt Nam.

Thông thường kết quả đạt được sẽ là giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc thông báo đáp ứng đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp. Đây là bước tiên quyết và quan trọng nhất đối với một hoạt động đầu tư

Sau khi đạt được kết quả tại bước nêu trên, Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc tiến hành thay đổi giấy phép kinh doanh công ty để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cơ quan cần liên hệ: Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh, thành phố

Thời gian: từ 20 đến 35 ngày làm việc.

Hồ sơ thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị

Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoàiNhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn 1 trong hai tư cách sau để đầu tư:

Cách 1: Chủ đầu tư là một tổ chức kinh tế nước ngoài ( công ty nước ngoài )

Cần chuẩn bị giấy tờ
  1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập công ty, hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương của chủ đầu tư tại nước ngoài, văn bản này cần được hợp thức hóa lãnh sự để được sử dụng tại Việt Nam
  2. Báo cáo tài chính đã kiểm toán hoặc xác nhận số dư tài khoản ngân hàng để chứng minh năng lực tài chính ( cần hợp thức hóa lãnh sự để được sử dụng tại Việt Nam )
  3. Hộ chiếu bản sao công chứng của người đại diện chủ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
  4. Hợp đồng hoặc thỏa thuận thuê, biên bản ghi nhớ về việc thuê địa điểm thực hiên dự án tại Việt Nam

Lưu ý: Hồ sơ có tiếng nước ngoài cần phải được sao y công chứng dịch thuật tại Việt Nam để được sư dụng.

Cách 2: Chủ đầu tư là một cá nhân có quốc tịch nước ngoài

  1. Hộ chiếu bản sao công chứng của nhà đâu tư
  2. Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng (tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam) để chứng minh năng lực tài chính
  3. Hợp đồng hoặc thỏa thuận thuê, biên bản ghi nhớ về việc thuê địa điểm thực hiên dự án tại Việt Nam

Ngoài các hồ sơ nêu trên Nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị các văn bản, đơn đề nghị, đề xuất dự án theo form mẫu quy định tại cơ quan đăng ký các tỉnh, thành. Thông thường Nhà đầu tư nước ngoài cần sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý để được hỗ trợ các giấy tờ này.

Vấn đề về đăng ký vốn đầu tư, vốn góp, vốn điều lệ thành lập công ty

Hầu hết các ngành nghề kinh doanh ở Việt Nam, hiên nay đều không có quy định về số vốn tối thiểu khi đăng ký đầu tư. Ngoại trừ một số trường hợp như các ngành nghề: Kinh doanh bất động sản, dịch vụ việc làm, dịch vụ du lịch, y tế… Đối với những ngành nghề không yêu cầu vốn đăng ký tối thiểu, Nhà đầu tư nước ngoài được đăng ký tùy theo nhu cầu dùng vốn của mình.

Tuy nhiên Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký tới đâu cần phải chứng minh năng lực tài chính tới đó. Và hơn hết cần thực hiện chuyển số vốn đã đăng ký theo đúng thời hạn đã đăng ký, thông thường là 90 ngày kể từ khi được cấp phép. Nhà đầu tư nước ngoài có thể xin gia hạn tiến độ nếu không thể góp đủ. Tuy nhiên cần nộp hồ sơ gia hạn trước khi đến hạn.

Một số vần đề khác liên quan đến đầu tư nước ngoài

  • Ưu đãi đầu tư: hiên nay các ưu đãi về đầu tư cần phụ thuộc vào ngành nghề, địa điểm kinh doanh mà Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký.
  • Thông thường Nhà đầu tư  có vốn nước ngoài được đối xử như Nhà đầu tư trong nước, không có bất kỳ hạn chế nào ngoại trừ các hạn chế về ngành nghề kinh doanh như mục 1 có nêu.
  • Các vấn đề về việc nộp báo cáo thuế, quyết toán thuế thực hiện như đối với doanh nghiệp trong nước.

Pháp luật Việt Nam, hiện nay có quy định rất củ thể và chi tiết cho Nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng đăng ký đầu tư. Tuy nhiên với việc hạn chế về ngôn ngữ và thiếu sự thấu hiểu về pháp luật cũng như văn hóa ở Việt Nam, Nhà đầu tư nước ngoài thật sự cần thiết có một đơn vị uy tín, có tinh thần trách nhiệm và kinh nghiệm để tư vấn, hỗ trợ thủ tục, và thực hiện các thủ tục nêu trên.

Hãy liên hệ ngay với Luật Hồng Phúc, chúng tôi sẵn sàng và tận tâm phục vụ để Qúy Nhà đầu tư có được những thông tin, dịch vụ  tốt nhất thông qua:

 

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-doanh-nghiep-100-von-nuoc-ngoai

Công ty TNHH 100% vốn đầu tư nước ngoài

Công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có:

  • Thành viên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài có số lượng thành viên dưới 50 tổ chức/cá nhân.
  • Thành viên sẽ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đầu tư mà họ cam kết góp vào doanh nghiệp, công ty.
  • Không được quyền, không được phép phát hành cổ phần.

Công ty cổ phần 100% vốn đầu tư nước ngoài

Công ty cổ phần 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có:

  • Cổ phần của công ty, doanh nghiệp là tổng số vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau.
  • Cổ đông là tổ chức hoặc cá nhân; số lượng cổ đông ít nhất là ba tổ chức/cá nhân.
  • Cổ đông sẽ chịu trách nhiệm về khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn mà họ đã góp vào doanh nghiệp.
  • Công ty cổ phần 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân.
  • Được quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

Hồ sơ thành lập công ty có vốn nước ngoài

  1. Bản đăng ký cấp giấy phép đầu tư / giấy chứng nhận đầu tư.
  2. Báo cáo cụ thể về năng lực tài chính của Chủ đầu tư nước ngoài được lập và chịu trách nhiệm bởi Chủ đầu tư (báo cáo phải thể hiện rõ nguồn vốn đầu tư và đủ khả năng tài chính của Chủ đầu tư để thực hiện các dự án đầu tư).
  3. Dự thảo Điều lệ về công ty bắt buộc phải có đầy đủ chữ ký (và ký nháy trên từng trang) của Chủ sở hữu công ty. Người đại diện pháp luật công ty cũng như các thành viên khác/cổ đông trong công ty (đối với từng loại hình thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài cụ thể). Nội dung dự thảo điều lệ công ty, doanh nghiệp phải có đầy đủ nội dung theo đúng Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định.
  4. Danh sách các thành viên, cổ đông tương ứng với từng loại hình tổ chức doanh nghiệp khác nhau.
  5. Văn bản xác nhận đủ tư cách pháp lý của các thành viên, cổ đông đồng sáng lập của công ty:
    • Thành viên là pháp nhân: cần có bản sao chứng thực có hợp pháp hóa lãnh sự (trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ) Quyết định thành lập, Giấy đăng ký kinh doanh hay bất kỳ giấy tờ có giá trị tương đương khác.
    • Thành viên là cá nhân: cần có bản sao hợp lệ và được hợp pháp hóa lãnh sự (trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ) của một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân như chứng minh nhân dân, hộ chiếu hay thẻ căn cước.
    • Tất cả những giấy tờ nêu trên trước khi đến nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh thì cần phải được dịch sang tiếng việt, được chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự thì mới có giá trị sử dụng.
  6. Theo quy định hiện hành của tổ chức thì người nắm giữ phần góp vốn hay cổ phần nếu như muốn chuyển nhượng cho cá nhân, tổ chức nào đó thì văn bản sẽ phải được ghi bằng tiếng Việt, còn nếu như văn bản sử dụng tiếng nước ngoài nào khác thì buộc phải chuyển sang tiếng Việt và được công nhận bởi đơn vị dịch thuật.
  7. Hợp đồng hoặc biên bản ghi nhớ chứng minh quyền sử dụn hơp pháp với địa điểm đăng ký công ty.

Thời gian thực hiện: Từ 20-35 ngày làm việc

Cơ quan cấp phép: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố

ho-so-thanh-lap-doanh-nghiep-co-100-von-dau-tu-nuoc-ngoai

Dịch vụ thành lập công ty có vốn 100% nước ngoài

Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài

  • Luật Hồng Phúc tiến hành soạn thảo và hoàn thiện các tài liệu cần thiết cho các thủ tục pháp lý của khách hàng phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam trên cơ sở các thông tin do Khách hàng cung cấp.

Nộp hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

  1. Thay mặt Nhà đầu tư nộp bộ hồ sơ mở công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  2. Thay mặt Nhà đầu tư liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo dõi quá trình đánh giá hồ sơ của những cơ quan này;
  3. Hỗ trợ Nhà đầu tư trong việc giải trình, sửa  đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
  4. Nhận kết quả thủ tục pháp lý từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và giao cho Khách hàng;

Các yêu cầu tài liệu mà Nhà đầu tư nước ngoài cần cung cấp

  1. Tài liệu Nhà đầu tư cần chuẩn bị tại nước ngoài:

  • Hộ chiếu cá nhâ của Nhà đầu tư nước ngoài;
  • Xác nhận số dư trong tài khoản của Nhà đầu tư tại ngân hàng ;
  1. Tài liệu Nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị tại Việt Nam:

  • Hợp đồng thuê nhà xưởng (Bản gốc);
  • Giấy chứng nhận đầu tư kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của bên cho thuê nhà xưởng (Bản sao)
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên cho thuê nhà xưởng (Bản sao);
  • Bản vẽ sơ đồ nêu rõ phần diện tích nhà xưởng làm địa điểm đầu tư (có xác nhận của bên cho thuê nhà xưởng);
  • Tra các mã HS code mặt hàng và công ty muốn thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối tại Việt Nam.

Lưu ý: Nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn thuê các nhà xưởng nằm trên diện tích đất đã được bên cho thuê trả tiền thuê đất một lần cho Nhà nước.

Một số lưu ý đối với Nhà đầu tư nước ngoài

  • Đối với mục tiêu dự án (Ngành nghề kinh doanh) phân phối bán buôn, bán lẻ: Mục phân phối bán buôn thì có thể hoạt động bình thường, nhưng để được hoạt động mục tiêu phân phối bán lẻ thì phải xin giấy phép phân phối do Bộ Công Thương cấp.
  • Sau khi hoàn tất việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp cần mở tài khoản vốn. Sau đó, Nhà đầu tư nước ngoài gửi tiền vào tài khoản vốn của công ty tương ứng với số vốn góp của mình.
  • Đối với loại hình công ty cổ phần: Sau khi thực hiện bước chuyển nhượng cho cổ đông mới thì cổ đông chuyển nhượng cần phải làm thủ tục nộp tờ khai thu nhập cá nhân và nộp thuế thu nhập cá nhân (0,1% giá trị chuyển nhượng) đến cơ quan thuế quản lý.

Trên đây là một số tư vấn của Luật Hồng Phúc về tư vấn các bước thành lập công ty 100 vốn nước ngoài. Việc thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam không phải là điều đơn giản.

Chính vì thế dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi sẽ giải quyết tất cả những vấn đề mà Nhà đầu tư nước ngoài gặp phải khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp cho người nước ngoài vô cùng rắc rối này thông qua:

Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410

Emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn

Một số thông tin tham khảo khác

  • Công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam
  • Danh sách doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (fdi)
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được thành lập công ty TNHH 1 thành viên
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếng Anh là gì
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài khác nhau như thế nào
  • Người nước ngoài mua lại công ty Việt Nam
  • Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp việt nam
  • Quy định về công ty 100% vốn nước ngoài
  • Quy định về công ty có vốn nước ngoài
  • Quy trình thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
  • Quyền của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
  • Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
  • Tra cứu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
  • Ví dụ về công ty 100% vốn nước ngoài
  • Ví dụ về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
  • Vốn đầu tư nước ngoài la gì
  • Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Câu hỏi thường gặp
  1. Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có được ưu đãi đầu tư không?

    - Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Đầu tư 2020 thì các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư xem tại đây

  2. Công ty có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động những nghành nghề gì ?

    Theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 thì các nghành nghề cấm đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

    • Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật Đầu tư 2020.
    • Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật Đầu tư 2020.
    • Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật Đầu tư 2020
    • Kinh doanh mại dâm;
    • Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
    • Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
    • Kinh doanh pháo nổ;
    • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

    Như vậy, theo quy định thì công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể hoạt động các nghành nghề không thuộc danh mục cấm theo quy định của Luật Đầu tư 2020.

    Lưu ý: Riêng đối với 227 nghành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư 2020 thì nhà đầu tư nước ngoài cần phải đáp ứng các điều kiện về quốc phòng, an ninh quốc gia, an toàn trật tự xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng…mới có thể hoạt động được.

  3. Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập những loại hình công ty nào ở VN ?

    Hiện nay Luật Đầu tư 2020 và các văn bản hướng dẫn có liên quan chưa có quy định cụ thể về nhà đầu tư nước ngoài được thành lập những loại hình công ty nào ở Việt Nam.

    Vì vậy, nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp với các loại hình công ty ở VN bao gồm:

    • Công ty TNHH một thành viên
    • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
    • Công ty cổ phần
    • Công ty Hợp danh
    • Doan nghiệp tư nhân
  4. Các hình thức nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào VN ?

    Theo quy định tại Điều 21 Luật Đầu tư 2020 thì các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bao gồm:

    • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
    • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
    • Thực hiện dự án đầu tư.
    • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
    • Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Thông tin liên quan