- Luật Hồng Phúc
Nội dung chính
Hiện nay, nhiều công ty thành lập chi nhánh để mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh cũng như là đẩy mạnh phát triển thương hiệu. Một doanh nghiệp có thể thành lập chi nhánh ở trong nước hoặc ở nước ngoài. Nếu thành lập chi nhánh ở trong nước thì doanh nghiệp có thể thành lập một hoặc nhiều chi nhánh tại một hoặc nhiều địa phương khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu khác nhau về thành phần hồ sơ khi thành lập chi nhánh. Bài viết dưới đây sẽ được Luật Hồng Phúc cung cấp thông tin về thủ tục thành lập chi nhánh công ty TNHH 2 thành viên cho quý khách hàng hiểu rõ hơn.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp năm 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư 302/2016/TT-BTC về hướng dẫn lệ phí môn bài;
- Nghị định 22/202/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 139/2016/nđ-cp ngày 04 tháng 10 năm 2016 của chính phủ quy định về lệ phí môn bài.
Về cơ bản, Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp khi thành lập chi nhánh cũng cần lưu ý về việc đặt tên chi nhánh. Việc đặt tên chi nhánh phải đảm bảo tuân thủ quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020. Cụ thể đó là:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, khoản 1 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hồ sơ thành lập chi nhánh của công ty TNHH hai thành viên sẽ bao gồm:
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ như đã nêu trên
Bước 2: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Sở Kế hoạch – Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh.
Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục theo một trong các phương thức sau đây:
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC, mức thu lệ phí môn bài đối với chi nhánh là 1.000.000 đồng/năm. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp mới thành lập kể từ thời điểm Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực (từ ngày 25/2/2020) thì sẽ được miễn lệ phí môn bài trong vòng 01 năm đầu tiên. Trong thời gian được miễn lệ phí môn bài, nếu doanh nghiệp thành lập chi nhánh thì chi nhánh cũng sẽ được miễn lệ phí môn bài.
Trường hợp kê khai thuế GTGT, cả chi nhánh hạnh toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc đều tự kê khai thuế giá trị gia tăng.
Chi nhánh phải treo biển công ty tại trụ sở với các nội dung như sau: Tên cơ quan chủ quản (cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tức Sở Kế hoạch và Đầu tư), tên chi nhánh, địa chỉ trụ sở, số điện thoại hoặc email (nếu có).
Trên đây là bài viết về thủ tục thành lập chi nhánh công ty TNHH Hai thành viên. Trong trường hợp Quý Khách hàng cần hiểu rõ hơn về thủ tục này, xin hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.