Thủ tục mở công ty trong lĩnh vực nông nghiệp
Là một quốc gia nông nghiệp, tuy nhiên phải đến những năm gần đây, ngành nông nghiệp nước nhà mới thực sự được quan tâm, đầu tư thông qua việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, sự gia tăng các trang trại, đầu tư chuyên sâu về chất lượng và hình thức của các sản phẩm nông nghiệp, sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp mới, đa dạng…
Tuy nhiên, trên thực tế, để kinh doanh, phát triển trong lỉnh vực nông nghiệp thì các cá nhân, tổ chức cần thành lập doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Vậy, nếu lựa chọn hình thức công ty thì thủ tục mở công ty trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ phải tiến hành như thế nào? Sau đây, luật Hồng Phúc kính gửi đến quý bạn đọc nội dung tư vấn về thủ tục mở công trong lĩnh vực nông nghiệp như sau:
- Lĩnh vực nông nghiệp là gì?
Lĩnh vực nông nghiệp là tập hợp những ngành nghề gắn liền với đất đai như trồng trọt, chăn nuôi, nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu của người dân cũng như tạo ra nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp, sản phẩm của ngành du lịch.
Ngành nông nghiệp gắn liền với các ngành nghề liên quan:
- Trồng cây hàng năm: các cây có vòng đời ngắn như cây lúa, cây mía, rau, đậu…
- Trồng cây lâu năm: các cây có vòng đời dài như cây ăn quả, cây hồ tiêu, cây cao su, cây chè…
- Nhân và chăm cây giống nông nghiệp: bao gồm cây hàng năm và cây lâu năm
- Chăn nuôi: gia súc, gia cầm,
- Trồng trọt, chăn nuôi hỗn hợp
- Hoạt động dịch vụ nông nghiệp: dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi, sau thu hoạch, xử lý hạt giống để nhân giống…
- Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan.
- Nội dung cần chuẩn bị trước khi mở công ty trong lĩnh vực nông nghiệp
- Chọn loại hình công ty: Tùy thuộc vào mục đích của chủ thể thành lập công ty mà công ty có thể lựa chọn các loại hình công ty sau: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, công ty cổ phần.
- Tên công ty: Tên công ty bao gồm hai thành tố là loại hình công ty (trách nhiệm hữu hạn, hợp danh, cổ phần) và phần tên riêng (tên riêng này có thể trở thành thương mại của công ty sau này). Cá nhân, tổ chức thành lập công ty có thể tra cứu tại – https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx về tên công ty nhằm tránh việc sử dụng tên công ty đã được đăng ký trước đó.
- Trụ sở công ty: Ngoại trừ nhà chung cư, doanh nghiệp có thể đặt trụ sở tại bất kỳ địa chỉ nào đã được xác định địa chỉ giới hành chính (gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Nghành nghề kinh doanh: Công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có quyền lựa chọn một trong số các mã ngành nhóm 01 thuộc mã ngành A và một hoặc một số mã ngành khác làm mã ngành bổ sung.
- Chuẩn bị vốn điều lệ: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp không thuộc đối tượng bắt buộc phải có vốn pháp định. Tuy nhiên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động của công ty và là căn cứ tính phí môn bài nên cá nhân, tổ chức thành lập công ty cần lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp với năng lực tài chính cũng như định hướng phát triển sau này.
- Hồ sơ (01 bộ)
Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh được lựa chọn, hồ sơ thành lập công ty sản xuất nhập khẩu tương ứng:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên/cổ đông (cổ đông sáng lập; cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài);
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với /thành viên/cổ đông (cổ đông sáng lập; cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài) là cá nhân, người đại diện;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên/cổ đông là tổ chức (nếu thành viên/cổ đông là tổ chức nước ngoài thì giấy tờ pháp lý phải được hợp pháp hóa lãnh sự);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư;
- Bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (nếu có).
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
- Trình tự thực hiện
- Nộp hồ sơ: Sau khi chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ, người thực hiện thủ tục tiến hành nộp hồ sơ theo một trong hai cách sau:
- Nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh hoặc các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc phòng đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Nộp trực tuyến trên trang https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/ thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng đồng thời nộp hồ sơ gốc bản giấy tại phòng đăng ký kinh doanh khi nhận kết quả.
- Kết quả:
- Nếu hồ sơ hợp lệ: cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
- Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định: ra một bản thông báo toàn bộ nôi dung cần sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
- Những việc cần làm sau khi có Giấy phép kinh doanh
- Khắc dấu;
- Mua chữ ký số điện tử để thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế điện tử;
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp;
- Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài;
- Làm biển hiệu;
- Đăng ký phát hành hóa đơn điện tử;
- Góp vốn điều lệ đúng thời hạn.
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào tính chất của từng ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực nông nghiệp, đối tượng kinh doanh mà công ty có thể tiến hành một hoặc một số công việc sau:
- Công bố tiêu chuẩn, hợp quy theo tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Công bố thông tin sản phẩm;
Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục mở công ty trong lĩnh vực nông nghiệp của luật Hồng Phúc. Luật Hồng Phúc rất lấy làm vinh hạnh nếu được hỗ trợ thêm nếu Quý khách hàng qua:
Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410 hoặc
Emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn