• Luật Hồng Phúc

Quy định và thủ tục thành lập tổ chức phi lợi nhuận

  1. 15/03/2023
  2. 2,076

luat-hong-phuc-vn-Quy định pháp luật về thành lập công ty phi lợi nhuận

Quy định pháp luật về thành lập công ty phi lợi nhuận?

Công ty phi lợi nhuận có phải là doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận không? Việc thành lập công ty phi lợi nhuận đòi hỏi những điều kiện gì? Sau đây Luật Hồng Phúc sẽ giới thiệu đến quý khách hàng quy định pháp luật về thành lập công ty phi lợi nhuận.

  1. Công ty phi lợi nhuận là gì?

Khi nhắc đến cụm từ phi lợi nhuận, chúng ta thường nghĩ ngay đến các công ty, trung tâm, tổ chức hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà chỉ hướng đến các hoạt động xã hội, vì xã hội. Tuy nhiên, thực chất các công ty phi lợi nhuận vẫn thực hiện các hoạt động kinh doanh, công ty có lợi nhuận nhưng không sử dụng lợi nhuận đó phân chia cho cổ đông, thành viên công ty mà sử dụng các khoản lợi nhuận đó để tổ chức, tài trợ cho các họat động xã hội, với mục đích, ý nghĩa hướng tói xã hội.

Các công ty, tổ chức phi lợi nhuận có thể thuộc chính phủ hoặc phi chính phủ, hoạt động một cách độc lập. Các loại hình doanh nghiệp phi lợi nhuận gồm có:

  • Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận dưới hình thức là nhóm, quỹ như các nhóm tự nguyên cho người khuyết tật, phụ nữ, trẻ em, HIV/AIDS,…
  • Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận được đăng ký thành lập dưới 2 dạng là Công ty Trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần, hợp tác xã,…
  1. Điều kiện để thành lập công ty phi lợi nhuận?

Đối với các công ty phi lợi nhuận hoạt động dưới hình thức là các nhóm, quỹ thì phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Quỹ được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ, khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, cộng đồng và từ thiện, nhân đạo, không vì mục tiêu lợi nhuận.

– Các sáng lập viên phải bảo đảm điều kiện là công dân có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích hoặc tổ chức Việt Nam được thành lập hợp pháp, có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc quyết định của người đứng đầu có thẩm quyền về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ; trường hợp tổ chức Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì người đại diện tổ chức làm sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân Việt Nam;

– Có tài sản góp vốn bằng đồng Việt Nam hoặc tài sản được quy đổi ra đồng Việt Nam của công dân, tổ chức Việt Nam là sáng lập viên, của cá nhân, tổ chức nước ngoài góp với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ. Đối với tài sản là trụ sở, trang thiết bị, công nghệ phải do tổ chức thẩm định giá được thành lập hợp pháp định giá, thời điểm định giá tài sản không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ thành lập quỹ và trường hợp tài sản đóng góp thành lập quỹ bao gồm cả tài sản khác không bao gồm tiền đồng Việt Nam thì số tiền đồng Việt Nam phải đảm bảo tối thiểu 50% tổng giá trị tài sản.

Đối với các doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận thì phải:

– Được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

– Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng

– Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

  1. Trình tự thủ tục thành lập quỹ

Hồ sơ thành lập quỹ bao gồm:

– Đơn đề nghị thành lập quỹ;

– Dự thảo điều lệ quỹ;

– Bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ của các sáng lập viên, tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;

– Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo quy định pháp luật. Sáng lập viên thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì có văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;

– Văn bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ;

– Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của quỹ.

Sau khi chuẩn bị các tài liệu nêu trên, người đứng đầu quỹ sẽ nộp hồ sơ đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 93/2019/NĐ-CP. Khi tiếp nhận hồ sơ về quỹ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm lập phiếu tiếp nhận hồ sơ để làm căn cứ xác định thời hạn giải quyết. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Chậm nhất sau 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này có trách nhiệm cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

  1. Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

Với mỗi loại hình doanh nghiệp thì hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội lại khác nhau. Cụ thể:

  • Đối với công ty TNHH một thành viên:
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
  • Đối với công ty TNHH 2 Thành viên và Công ty cổ phần:
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Trình tự thực hiện:

  • Doanh nghiệp sẽ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm những tài liệu nêu trên.
  • Sau khi hồ sơ thành lập công ty đã hoàn tất, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ thông qua trang mạng điện tử của Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
  • Sau khi nhận được hồ sơ, chuyên viên của Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong 03 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo từ chối hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ.
  • Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Những thủ tục cần thực hiện sau khi có giấy phép

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về đào tạo kỹ năng sống, công ty phải thực hiện các thủ tục sau đây:

  • Khắc dấu-in bảng hiệu;
  • Thông báo phát hành hóa đơn điện tử và tài khoản ngân hàng;
  • Khai thuế ban đầu.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc quy định pháp luạt về thành lập công ty phi lợi nhuận. Luật Hồng Phúc đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục thành lập công ty phi lợi nhuận với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 090.234.6164 –0964.049.410 hoặc liên hệ qua emai: Info@luathongphuc.vn hoặc hotrodangkycongty@gmail.com.

 

 

 

 

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan