• Luật Hồng Phúc

Phân biệt giữa thông tư và nghị định

luat-hong-phuc-vn-PHÂN BIỆT GIỮA THÔNG TƯ VÀ NGHỊ ĐỊNH

PHÂN BIỆT GIỮA THÔNG TƯ VÀ NGHỊ ĐỊNH

Thuật ngữ thông tư và nghị định không quá xa lạ với những người dân Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng biết và có thể phân biệt được hai thuật ngữ này. Luật Hồng Phúc sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn và có thể phân biệt được hai thuật ngữ này như sau:

Nghị định là gì?

Nghị định là một loại văn bản quy phạm pháp luật của Chính Phủ, chủ yếu được Chính phủ sử dụng với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Nghị định có tác dụng để quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Nghị định của Chính phủ có giá trị pháp lý thấp hơn sơ với Hiến pháp, luật và pháp lệnh, nhưng cao hơn so với các văn bản quy phạm pháp luật khác do cơ quan nhà nước từ cấp Bộ đến Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân từ các cấp ban hành.

Các vấn đề trong nghị định được chính phủ ban hành gồm các nội dung sau:

Giải thích chi tiết nội dung các điều, khoản, điểm trong các văn bản quy phạm pháp luật như Luật, Nghị quyết Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, pháp lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

Triển khai các biện pháp mang tính cụ thể để thi hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội…

Đưa ra các biện pháp cụ thể để tiến hành triển khai nội dung chính sách các lĩnh vực kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng, tài chính, ngân sách, văn hóa giáo dục.

Quy định những vấn đề về nhiệm vụ, quyền hạn của hai hoặc nhiều bộ, cơ quan ngang bộ.

Các nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan khác…

Cơ quan ban hành nghị định

Theo quy định tại Điều 19 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định Chính phủ có quyền ban hành ra nghị định.

Thông tư là gì?

Thông tư thường là văn bản hướng dẫn giải thích thực hiện những văn bản của nhà nước ban hành, liên quan đến nghành hay lĩnh vực do Bộ, Nghành quản lý.

Thông tư có hai loại: Thông tư do một bộ, nghành ban hành và thông tư liên tịch do hai hay nhiều bộ, nghành ban hành để hướng dẫn nghị định của chính phủ có liên quan đến các lĩnh vực do các bộ, nghành đó quản lý.

Cơ quan ban hành thông tư:

Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng và Thủ trưởng của các cơ quan ngang bộ.

Trong đó:

Chánh án Toàn án nhân dân tối cao ban hành thông tư nhằm mục đích hoàn thành nhiệm vụ quản lý các Tòa án quân sự và Tòa án nhân dân về phương diện tổ chức và một số vấn đề khác do Luật tổ chức Toàn án nhân dân và những luật có liên quan khác giao phó.

Thông tư được ban hành bởi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao với mục đích là để quy định, hướng dẫn những vấn đề được giao trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các luật có liên quan khác.

Thông tư do Bộ trưởng, các Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành với nội dung và mục đích là để quy định một cách chi tiết các điều, các khoản, nêu ra được những điểm giao trong luật, hướng dẫn thực hiện các pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị quyết của Quốc hội, những nghị định của Chính phủ, quyết định của Chủ tich nước và quyết định của Thủ tướng chính phủ.

 

 

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan