• Luật Hồng Phúc

Nội dung của giấy phép kinh doanh

  1. 15/03/2023
  2. 989

Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, các chủ thể khi kinh doanh cần phải có giấy phép kinh doanh. Nhưng không phải chủ thể muốn kinh doanh nào cũng hiểu được nội dung của giấy phép kinh doanh. Bài viết sau đây, Luật Hồng Phúc (https://luathongphuc.vn/) làm rõ cho quý khách hàng về nội dung của giấy phép kinh doanh.

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 09/2018/NĐ-CP;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP;
  • Luật Đầu tư
  1. Khái niệm giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

Theo đó, Điều kiện kinh doanh được hiểu là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác. Trên thực tế chúng ta hay gọi tắt tất cả các loại giấy này gọi tắt là giấy phép kinh doanh.

  1. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh
  • Đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước:

Tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà tổ chức, doanh nghiệp phải đáp ứng để được cấp giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên các điều kiện chủ yếu thường là:

Căn cứ Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định các điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh cụ thể như sau:

  • Nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
  • Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
  • Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp giấy phép kinh doanh;
  • Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
  • Nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Để được cấp Giấy phép kinh doanh, các đối tượng thuộc trường hợp này phải:

+ Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

+ Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

+ Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

+ Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

+ Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;

+ Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

  1. Nội dung giấy phép đăng ký kinh doanh

Về nội dung giấy phép kinh doanh sẽ tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, loại giấy mà các chủ thể định xin phép. Thông thường giấy phép kinh doanh bao gồm các nội dung sau:

  • Tên doanh nghiệp bao gồm tên đầy đủ và tên viết tắt, tên nước ngoài;
  • Mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số xuất nhập khẩu;
  • Phạm vi các hoạt động kinh doanh;
  • Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
  • Thời hạn của giấy phép bao gồm ngày cấp;
  • Địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;
  • Ngành nghề kinh doanh;
  • Các nội dung khác được cập nhật.
  1. Ý nghĩa của giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh có ý nghĩa rất lớn cụ thể được thể hiện ở một số góc cạnh như sau:

  • Giấy phép kinh doanh là lời khẳng định tính hợp pháp của doanh nghiệp:
  • Hoạt động của doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh sẽ được pháp luật cho phép và bảo vệ;
  • Đây là bước đầu tiên trong cách đăng ký kinh doanhmà bất kỳ doanh nghiệp nào muốn được pháp luật công nhận về quyền kinh doanh đều phải thực hiện.
  • Thuận tiện trong giao dịch:

Các giao dịch của doanh nghiệp với đối tác hay khách hàng sẽ trở nên đơn giản hơn nếu như doanh nghiệp có tư cách pháp lý rõ ràng. Việc này cũng giúp doanh nghiệp tránh được nhiều hệ lụy sau này.

  • Hưởng nhiều quyền lợi từ chính phủ:

Những doanh nghiệp sau khi có Giấy phép kinh doanh, ngoài việc được khẳng định quyền kinh doanh hợp pháp, doanh nghiệp còn được hưởng thêm nhiều ưu đãi từ Chính phủ như: vay vốn, khấu trừ thuế, các hỗ trợ khác từ phía Nhà nước.

  • Cơ hội phát triển cùng các doanh nghiệp lớn:
  • Dễ dàng tạo dựng niềm tin với đối tác kinh doanh lớn;
  • Cơ hội phát triển và mở rộng thị trường
  • Doanh nghiệp sẽ được quyền xuất hóa đơn:
  • Doanh nghiệp sẽ có quyền xuất các loại hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, hóa đơn xuất khẩu và các loại hóa đơn thông dụng khác theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BCT.
  • Doanh nghiệp cũng có quyền xuất hóa đơn đỏ, loại hóa đơn chỉ dành cho các đối tượng khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ đối với các hoạt động mua bán nội địa, vận tải và xuất khẩu.

Khẳng định uy tín và niềm tin với khách hàng:

  • Chủ doanh nghiệp có thể thể hiện tư cách pháp nhân của mình;
  • Dễ dàng tạo dựng uy tín với đối tác, khách hàng vì doanh nghiệp đã hoàn toàn đủ điều kiện để kinh doanh đúng pháp luật.

Trên đây là một số thông tin tư vấn về nội dung giấy phép đăng ký kinh doanh mà Luật Hồng phúc cung cấp đến các bạn đọc. Nếu còn những thắc mắc về nội dung này hay bất kỳ vấn đề pháp lý gì khác thì đừng quên liên hệ Luật Hồng Phúc (https://luathongphuc.vn/) để được giải đáp nhé./

 

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan