• Luật Hồng Phúc

Giấy phép con là gì? Khi nào cần phải xin giấy phép con?

Giấy phép con là gì? Khi nào cần phải xin giấy phép con?

 

 

 

Giấy phép con là gì? Khi nào cần phải xin giấy phép con?

Bên cạnh Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là điều kiện tiên quyết để thành lập doanh nghiệp và bắt đầu hoạt động kinh doanh thì một số ngành nghề còn yêu cầu thêm một số loại giấy phép nhất định. Để phân biệt với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì mọi người thường gọi đây là giấy phép con. Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Phúc xin gửi tới Quý Khách hàng thông tin về giấy phép con là gì và khi nào cần xin giấy phép con.


  1. Giấy phép con là gì?

Hiện tại quy định pháp luật không có định nghĩa về giấy phép con là gì. Tuy nhiên đây là một thuật ngữ được dành cho các loại giấy phép cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để đảm bảo điều kiện kinh doanh của một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nào đó. Nếu như chỉ có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà không có giấy phép con đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp, cá nhân không đủ điều kiện để kinh doanh ngành nghề đó và sẽ bị xử phạt nếu bị phát hiện.

Theo khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Như vậy, giấy phép con sẽ có những đặc điểm sau đây:

– Là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các doanh nghiệp, cá nhân có đủ điều kiện để kinh doanh ngành nghề có điều kiện và và giấy phép con thường được cấp sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là do một cơ quan cấp là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nhưng giấy phép con có thể do rất nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác nhau cấp và tùy thuộc vào từng lĩnh vực.

– Đối với mỗi ngành nghề kinh doanh có điều kiện khác nhau thì sẽ yêu cầu các giấy phép con khác nhau.

– Giấy phép con thường sẽ có thời hạn nhất định. Khi hết thời hạn ghi trên giấy phép thì doanh nghiệp, cá nhân sẽ phải làm các thủ tục gia hạn giấy phép hoặc cấp lại giấy phép. Trong khi đó, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì không xác định thời hạn và chỉ chấm dứt hiệu lực khi doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc bị thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 quy định các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ví dụ:

– Sản xuất con dấu;

– Kinh doanh dịch vụ lưu trú;

– Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổ;

– Kinh doanh dịch vụ bảo vệ;

  1. Khi nào cần phải xin giấy phép con?

Khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp là phải đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

Theo khoản 2 Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

Như vậy khi các cá nhân, tổ chức đăng ký kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 đều phải xin giấy phép con của ngành, nghề đó. Ngoài những ngành, nghề được quy định trong Phục lục IV của Luật Đầu tư 2020 thì cá nhân, tổ chức không cần phải xin giấy phép con.

Ngoài ra, khoản 6 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 có quy định hình thức của giấy phép con có thể thể hiện dưới dạng:

– Giấy phép;

– Giấy chứng nhận;

– Chứng chỉ;

– Văn bản xác nhận, chấp thuận;

– Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

Đối với một ngành, nghề kinh doanh có điều kiện bất kỳ thì luôn được ban hành kèm các nội dung sau đây:

  • Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
  • Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
  • Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;
  • Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);
  • Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;
  • Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).

Như vậy, căn cứ vào từng ngành, nghề mà luật sẽ có các quy định chuyển ngành về hồ sơ, trình tự thủ tục, nộp tài cơ quan nào để được cấp giấy phép con.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc về tgiấy phép con là gì và khi nào cần xin giấy phép con. Luật Hồng Phúc đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục liên quan đến giấy phép con với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất.

Mọi chi tiết quý khách hàng có thể liên hệ:

Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410

Emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn

 

 

Thông tin liên quan