- Luật Hồng Phúc
Điều lệ công ty ? Để thành lập doanh nghiệp thì một trong những tài liệu không thể thiếu chính là điều lệ của doanh nghiệp. Bên cạnh việc tuẩn thủ, áp dụng các quy định của pháp luật thì mỗi doanh nghiệp cũng sẽ có những quy định riêng, chặt chẽ hơn và sẽ được ghi trong điều lệ doanh nghiệp. Vậy pháp luật quy định như thế nào về điều lệ công ty? Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Phúc xin gửi tới Quý Khách hàng thông tin về điều lệ của công ty.
Điều lệ công ty chính là một văn bản thỏa thuận giữa các thành viên của công ty, là sự cam kết, ràng buộc giữa các thành viên trong công ty với nhau. Điều lệ công ty có thể hiểu như một hợp đồng giữa các thành viên tham gia thành lập công ty. Đây là văn bản nội bộ của công ty, ở đó quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động, tổ chức lại và giải thể công ty. Bất kỳ doanh nghiệp nào mới thành lập đều phải có điều lệ.
Hiện nay, điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.
Khoản 2 Điều 24 Luật doanh nghiệp 2020 quy định điều lệ công ty phải bao gồm các nội dung sau đây:
– Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
– Ngành, nghề kinh doanh;
– Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
– Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
– Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
– Cơ cấu tổ chức quản lý;
– Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
– Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
– Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên;
– Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
– Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
– Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
– Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
Ngoài những nội dung trong điều lệ doanh nghiệp bắt buộc phải có nêu trên thì các chủ sở hữu doanh nghiệp có thể bổ sung thêm những nội dung không trái quy định pháp luật vào trong điều lệ để nhằm quản lý hoạt động của công ty chặt chẽ hơn.
Điều lệ công ty khi đăng ký doanh nghiệp phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây:
– Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
– Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
– Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
– Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.
Trong trường hợp doanh nghiệp sửa đổi điều lệ thì điều lệ công ty được sửa đổi, bổ sung phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây:
– Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh;
– Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
– Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc về điều lệ công ty. Luật Hồng Phúc là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng trong việc thành lập doanh nghiệp, soạn thảo điều lệ công ty với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất.
Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 090.234.6164 –0964.049.410 hoặc liên hệ qua emai: Info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn.
Điều lệ công ty có thể được tra cứu trực tiếp tại Sở kế hoạch đầu tư hoặc có thể tra cứu tại website của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đó có niêm yết điều lệ công ty trên website.
Điều lệ công ty bắt buộc phải đăng ký với Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính. Doanh nghiệp tư nhân không bắt buộc phải đăng ký điều lệ công ty.
Điều lệ công ty được đăng ký lúc thành lập công ty / mở công ty. Vì vậy điều lệ công ty không đóng dấu giáp lai.
Theo luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp tư nhân không bắt buộc phải có điều lệ. Công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn / công ty TNHH và công ty cổ phần thì bắt buộc phải đăng ký điều lệ.
Điều lệ công ty đăng ký khi thành lập công ty và được đăng ký với sở Kế Hoạch và Đầu Tư nơi đăng công ty đặt trụ sở chính.
Điều lệ công ty bao gồm : "Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động".
Điều lệ công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
Ngành, nghề kinh doanh;
Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
Cơ cấu tổ chức quản lý;
Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên;
Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.