• Luật Hồng Phúc

Tư vấn điều kiện thành lập khu công nghiệp

Hiện nay có nhiều khu công nghiệp được thành lập. Vấn đề đặt ra là điều kiện thành lập khu công nghiệp là gì? Các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động thành lập khu công nghiệp này bao gồm những gì? Để trả lời câu hỏi trên bài viết sau Luật Hồng Phúc (https://luathongphuc.vn/ ) xin cung cấp cho bạn đọc và quý khách hàng những thông tin về điều kiện thành lập khu công nghiệp.

Cơ sở pháp lý

  • Luật đầu tư 2020;
  • Nghị định 35/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 05 năm 2022 của Chính Phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
  1. Khu công nghiệp là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP thì định nghĩa khu công nghiệp có thể hiểu như sau:

Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.

Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu; được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Khu công nghiệp hỗ trợ được hiểu là khu công nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và cung ứng dịch vụ cho sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; có tối thiểu 60% tổng diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp được sử dụng để thu hút các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo quy định của pháp luật về phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Khu công nghiệp mở rộng là khu vực khu công nghiệp được hình thành thông qua việc tăng quy mô diện tích của khu công nghiệp đã được thành lập trước đó, trong đó phần diện tích mở rộng của khu công nghiệp có ranh giới liền kề hoặc lân cận và có thể kết nối, sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật với khu công nghiệp đã được thành lập.

Khu công nghiệp chuyên ngành là khu công nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng dịch vụ cho sản xuất sản phẩm thuộc một ngành, nghề cụ thể; có tối thiểu 60% diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp được sử dụng để thu hút các dự án đầu tư thuộc ngành, nghề này.

Khu công nghiệp sinh thái được hiểu là khu công nghiệp, trong đó có doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp; đáp ứng các tiêu chí quy định tại Nghị định này.

  1. Đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp

Căn cứ Điều 6 Nghị định 32/2022/NĐ-CP quy định về đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp.

Khu công nghiệp được đầu tư theo các loại hình khác nhau, bao gồm: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái và khu công nghiệp công nghệ cao (sau đây gọi chung là khu công nghiệp).

Khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế được tổng hợp vào quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, trình phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp điều chỉnh khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế thì thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Mỗi khu công nghiệp có một hoặc nhiều chủ đầu tư hạ tầng, nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.

Khu công nghiệp được xác định là đã được thành lập kể từ ngày cấp có thẩm quyền:

  • Quyết định chủ trương đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
  • Chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư.
  1. Trình tự, thủ tục đầu tư hạ tầng khu công nghiệp

Theo quy định tại nghị định 32/2022/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục đầu tư  hạ tầng khu công nghiệp được quy định như sau.

Trình tự, thủ tục quyết định, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định sau đây:

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án hạ tầng khu công nghiệp phải có nội dung giải trình việc đáp ứng các điều kiện.

Nội dung thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm các nội dung theo quy định của pháp luật về đầu tư công và việc đáp ứng các điều kiện tương ứng.

Trình tự, thủ tục đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp bao gồm cả khu công nghiệp trong khu kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định sau đây:

 

Đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư phải có nội dung giải trình việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 của Nghị định này; giải trình việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 10 của Nghị định này (đối với trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư);

Nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm các nội dung theo quy định của pháp luật về đầu tư và việc đáp ứng các điều kiện tương ứng quy định tại Điều 9 và khoản 1 Điều 10 của Nghị định này (đối với trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư)

Khu công nghiệp thuộc trường hợp phân kỳ đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định này thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với từng giai đoạn.

Trường hợp khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công hoặc giai đoạn tiếp theo có cùng nhà đầu tư với giai đoạn trước thì được quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau khi giai đoạn trước đạt tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 60% hoặc đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp này, nhà đầu tư giai đoạn trước được ưu tiên lựa chọn thực hiện giai đoạn sau, trừ trường hợp phải áp dụng đấu giá, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.

Trường hợp khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công hoặc giai đoạn tiếp theo có cùng nhà đầu tư với giai đoạn trước thì được quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau khi giai đoạn đầu đã cho nhà đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thực hiện dự án đầu tư thuê đất, thuê lại đất để thực hiện cụm liên kết ngành theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này, đồng thời đạt tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 60% hoặc đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp này, nhà đầu tư giai đoạn trước được ưu tiên lựa chọn thực hiện giai đoạn sau, trừ trường hợp phải áp dụng đấu giá, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.

Trên đây là một số thông tin về điều kiện thành lập khu công nghiệp Luật Hồng phúc cung cấp đến các bạn đọc. Nếu còn những thắc mắc về thủ tục này hay bất kỳ vấn đề pháp lý gì khác thì đừng quên liên hệ Luật Hồng Phúc (https://luathongphuc.vn/) để được giải đáp nhé./

 

Thông tin liên quan