- Luật Hồng Phúc
Công ty hợp danh là một trong những loại hình doanh nghiệp ra đời sớm nhất. Từ những quy định của pháp luật về loại hình doanh nghiệp này có sự khác biệt với những loại hình doanh nghiệp mới dẫn đến tình trạng gần như không cong nhiều các cá nhân muốn thành lập công ty hợp danh. Tuy nhiên trong luật doanh nghiệp vẫn ghi nhận loại hình doanh nghiệp này. Luật Hồng Phúc xin gửi tới Quý Khách hàng các thông tin liên quan đến công ty hợp danh là gì các đặc trưng cơ bản của công ty hợp danh và những ưu điểm, nhược điểm của công ty trong bài viết dưới đây.
Theo Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân và không có quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
– Về thành viên hợp danh trong công ty hợp danh. Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung và được gọi là thành viên hợp danh. Các thành viên hợp danh phải là cá nhân và không được là chủ các doanh nghiệp tư nhân; không được là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại đồng ý. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình đối với công ty.
– Về thành viên góp vốn trong công ty hợp danh. Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
– Về vốn của công ty hợp danh: công ty hợp danh không được huy động vốn dưới dạng phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Thành viên hợp danh chỉ được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình nếu được tất cả các thành viên hợp danh khác đồng ý. Thành viên góp vốn định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
– Tài sản của công ty hợp danh bao gồm: tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty; tài sản tạo lập được mang tên công ty; tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ hoạt động kinh doanh của công ty do thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện; tài sản khác theo quy định của pháp luật.
– Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân
Căn cứ theo Điều 182 Luật doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh hoạt động dưới hình thức sau đây:
Trong công ty hợp danh sẽ có Hội đồng thành viên bao gồm tất cả các thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Chỉ có thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh của công ty.
Công ty hợp danh không còn là một loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Tuy nhiện hiện tại vẫn còn rất nhiều công ty hợp danh đang tồn tại và chưa biến mất. Vậy công ty hợp danh có những ưu điểm và nhược điểm gì mà tại sao có rất ít công ty thành lập mới lựa chọn loại hình đăng ký là công ty hợp danh nhưng vẫn còn rất nhiều công ty hợp danh đang tồn tại. Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm của công ty hợp danh.
Như vậy Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến quý khách hàng tổng quan về loại hình công ty hợp danh. Qúy khách hàng có nhu cầu thành lập mới doanh nghiệp hoặc cần tư vấn về lĩnh vực doanh nghiệp có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được hỗ trợ thông qua:
Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410
Emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn