- Luật Hồng Phúc
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì chi nhánh chỉ được kinh doanh trong phạm vi ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký. Vậy chi nhánh muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh thì thực hiện như thế nào? Luật Hồng Phúc xin gửi tới Quý Khách hàng nội dung về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho chi nhánh.
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp cho người lao động cũng như đối tác biết được là doanh nghiệp đó hoạt động trong lĩnh vực nào, lợi thế, thế mạnh của họ là gì. Ngành nghề kinh doanh thể hiện phạm vi kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề đã đăng ký. Việc kinh doanh vượt quá phạm vi đăng ký được coi là vi phạm quy định pháp luật.
Các ngành nghề kinh doanh được quy định cụ thể tại Quyết định số 27/2018/QĐ-Ttg. Trong các ngành nghề được quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-Ttg bao gồm các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề kinh doanh không có điều kiện. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng đầy đủ điều kiện của các ngành nghề đó.
Theo Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh như sau:
“1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”
Chi nhánh là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, chi nhánh được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015, chi nhánh không có tư cách pháp nhân. Do đó, ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải nằm trong phạm vi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh của chi nhánh bao gồm:
Trường hợp ngành nghề bổ sung cho chi nhánh chưa có trong hệ thống ngành nghề của doanh nghiệp thì phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề cho doanh nghiệp, sau đó thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho chi nhánh. Trong trường hợp bổ sung ngành nghề đã có trong hệ thống ngành nghề của doanh nghiệp thì người đứng đầu chi nhánh hoặc người được ủy quyền sẽ chuẩn bị hồ sơ, cập nhật thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Khi nhận được thông báo của doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thực hiện bổ sung ngành nghề cho chi nhánh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ phòng đăng ký kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Khi thực hiện việc thay đổi ngành nghề kinh doanh của chi nhánh, doanh nghiệp phải rà soát các ngành nghề đã đăng ký trước đó xem có còn phù hợp với quy định pháp luật hiện hành hay không. Trong trường hợp các ngành nghề đó không còn phù hợp thì doanh nghiệp phải xóa bỏ ngành nghề đó.
Trong trường hợp ngành nghề đó có sửa đổi bổ sung theo quy định pháp luật thì doanh nghiệp phải sửa đổi bổ sung sao cho phù hợp. Đối với các ngành nghề bổ sung mới mà thuộc trường hợp là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng đủ các điều kiện của ngành nghề đó trước khi thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Ngoài ra, khi nộp hồ sơ, doanh nghiệp phải điền đúng mã ngành nghề kinh doanh (cấp 4) theo quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg và xem ngành nghề bổ sung có thuộc trường hợp mà pháp luật cấm kinh doanh hay thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không (nếu có thì điều kiện gì).
Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh của chi nhánh. Luật Hồng Phúc là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh của chi nhánh với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất.