Những ưu đãi dành cho doanh nghiệp trong dịch Covid-19. Việc bùng phát Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống nhân dân, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần có những chính sách phù hợp nhằm ổn định kinh tế – xã hội, bảo vệ nền kinh tế nước nhà thông qua những chính sách dành cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19.
Tuy nhiên, để đảm bảo sự hỗ trợ kịp thời, trong các giai đoạn khác nhau sẽ có các ưu đãi khác nhau nhằm kích cầu nền kinh tế. Vì vậy, luật Hồng Phúc sẽ làm rõ những ưu đãi dành cho doanh nghiệp trong dịch Covid-19 cụ thể như sau:
- giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán: thay đổi giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm chứng khoán Việt Nam bằng việc không thu hoặc thu với mức thu thấp hơn so với mức giá dịch vụ được áp dụng theo Thông tư 127/2018/TT-BTC quy định về giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam nhằm hỗ trợ cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 phù hợp với thực tế cung ứng dịch vụ, quy định của pháp luật về giá và pháp luật có liên quan.
- giảm tiền thuê đất của năm 2020 đối với đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19: giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm phải ngừng sản xuất kinh doanh từ 15 ngày trở lên do ảnh hưởng của dịch Covid 19 (không thực hiện giảm trên số tiền thuê đất còn nợ của các năm trước năm 2020 và tiền chậm nộp (nếu có)).
- Tổ chức, doanh nghiệp có khoản chi ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam: được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hiện vật cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam thông qua các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; cơ sở y tế; đơn vị lực lượng vũ trang; đơn vị, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ làm cơ sở cách ly tập trung; cơ sở giáo dục; cơ quan báo chí;…
- gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021: đối với các cá nhân, tổ chức chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 theo quy định của pháp luật được:
- Đối với thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu): được gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp của kỳ tính thuế từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2021 (đối với trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng) và kỳ tính thuế quý 1, quý 2 năm 2021 (đối với trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý) tính từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế nhưng vẫn phải kê khai, nộp Tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng, quý theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Thời gian gia hạn là 05 tháng: thuế giá trị gia tăng từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2021 và quý 1, quý 2 năm 2021;
- Thời gian gia hạn là 04 tháng: thuế giá trị gia tăng của tháng 7 năm 2021;
- Thời gian gia hạn là 03 tháng: thuế giá trị gia tăng của tháng 8 năm 2021.
Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế được gia hạn dẫn đến làm tăng số thuế giá trị gia tăng phải nộp và gửi đến cơ quan thuế trước khi hết thời hạn nộp thuế được gia hạn thì số thuế được gia hạn bao gồm cả số thuế phải nộp tăng thêm do khai bổ sung.
Trường hợp các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thực hiện khai thuế giá trị gia tăng riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực thuộc là đối tượng được gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng thì các chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng.
- Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: được gia hạn 03 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp của quý 1, quý 2 kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 (kể cả các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thực hiện khai thuế thu nhập doanh nghiệp riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì các chi nhánh có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành kinh tế, lĩnh vực được gia hạn);
- Đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh: được gia hạn tại khoản này chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2021;
- Đối với tiền thuê đất: được gia hạn 06 tháng kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2021 đối với số tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2021 đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm.
- mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19: .kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2021, mức thu một số khoản phí, lệ phí được giảm so với mức giá được quy định trong các văn bản pháp luật đang có hiệu lực hiện hành: Phí thẩm định thiết kế kỹ thuật, phí thẩm định dự toán xây dựng (50%); Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch (50%); Lệ phí sở hữu công nghiệp (50%); Phí đăng ký giao dịch bảo đảm (80%);…
- cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19:
- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: số dư nợ gốc và/hoặc lãi (bao gồm cả số dư nợ của các khoản nợ thuộc chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống của nông dân, cư dân ở nông thôn) đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính;
- Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/202;
- Số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
phát sinh trước ngày 23/01/2020 và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 29/03/2020;
Phát sinh từ ngày 23/01/2020 và quá hạn trước ngày 17/5/2021;
Số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận;
- Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid -19;
- Khách hàng có đề nghị được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại;
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật;
Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch Covid – 19 đối với khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ;
Việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng thực hiện đến ngày 31/12/2021.
- Miễn, giảm lãi, phí: được miễn, giảm lãi, phí đến ngày 31/12/2021 theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2021 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid -19.
- Giữ nguyên nhóm nợ: tương ứng với khoản nợ phát sinh tại các mốc thời gian khác nhau (trước ngày 23/01/2020; từ ngày 23/01/2020 đến trước ngày 10/6/2020) nhằm giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại đồng thời không không phải áp dụng nguyên tác điều chỉnh, phân loại lại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Kể từ ngày 01/01/2024, toàn bộ dư nợ, cam kết ngoại bảng của khách hàng, bao gồm cả số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ được phân loại nhóm nợ tương ứng theo quy định của pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngoài ra, Chính Phủ còn tập trung thu hút vốn đầu tư toàn xã hội; đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công cũng như có những chính sách tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như việc:
- Không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự; xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật theo đúng Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XII;
- Giảm 2% lãi suất cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Cấp phép thí điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile money);
- Cho phép các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tư, lao động kỹ thuật cao là người nước ngoài làm việc trong các dự án đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, được nhập cảnh vào Việt Nam để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm phù hợp với các quy định về phòng, chống dịch. Nghiêm cấm phân biệt, kỳ thị người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam;
- Gia hạn giấy phép lao động cho các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kĩ thuật là người nước ngoài đang làm việc tại các doanh nghiệp; cấp giấy phép lao động mới cho các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kĩ thuật là người nước ngoài để thay thế cho những người không được nhập cảnh hoặc không nhập cảnh trở lại Việt Nam.
- …
Tài liệu tham khảo
- Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Thông tư 14/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 127/2018/TT-BTC quy định về giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Thông tư 70/2020/TT-BTC kéo dài hiệu lực thi hành Thông tư 14/2020/TT-BTC
- Thông tư 112/2020/TT-BTC quy định về mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 do Bộ Tài chính ban hành
- Quyết định 22/2020/QĐ-TTg về giảm tiền thuê đất của năm 2020 đối với đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết 84/NQ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Nghị định 44/2021/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19
- Nghị định 52/2021/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021
- Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN
- Thông tư 30/2021/TT-BTC kéo dài hiệu lực thi hành Thông tư 14/2020/TT-BTC
Như vậy Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến quý khách hàng những chính sách dành cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 hiện nay.
Mọi chi tiết quý khách hàng có thể liên hệ:
Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410
Emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn