- Luật Hồng Phúc
Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu xăng dầu?
Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh sản xuất và phục vụ cho nhu cầu đi lại của con người. Hoạt động kinh doanh xăng dầu thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên việc xin giấy phép xuất khẩu xăng dầu cũng khó khăn hơn xuất khẩu các hàng hóa khác. Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Phúc sẽ giới thiệu đến Quý Khách hàng thủ tục xin giấy phép xuất khẩu xăng dầu theo đúng quy định pháp luật.
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP định nghĩa xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu thô, dùng làm nhiên liệu, bao gồm: Xăng động cơ, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu madút, nhiên liệu bay; nhiên liệu sinh học và các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao gồm các loại khí hóa lỏng và khí nén thiên nhiên.
Xuất khẩu xăng dầu bao gồm các hoạt động xuất khẩu xăng dầu, xuất khẩu nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu. Hiện nay nước ta chủ yếu là xuất khẩu xăng dầu thô, chưa thành phẩm do công nghệ sản xuất trong nước chưa thể chế biến toàn bộ lượng xăng dầu thô mà chúng ta khai thác được. Cũng chính vì vậy mà Việt Nam chủ yếu xuất khẩu xăng dầu thô và phải nhập khẩu xăng dầu thành phẩm.
Để kinh doanh ngành nghề xuất khẩu xăng dầu thì các thương nhân phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 7 Nghị định 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 08/2018/NĐ-CP, bao gồm:
Sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được cấp Giấy phép xuất khẩu xăng dầu thì doanh nghiệp sẽ phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu xăng dầu, bao gồm các tài liệu sau đây:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo Mẫu số 1 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Khoản 2, 3 và 4 Điều 7 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, kèm theo các tài liệu chứng minh;
– Danh sách cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu, danh sách tổng đại lý, đại lý thuộc hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, kèm theo các tài liệu chứng minh.
Tiếp theo, doanh nghiệp sẽ nộp 01 bộ hồ sơ gồm các tài liệu nêu trên về Bộ Công Thương. Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Bộ Công Thương phải có văn bản yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo Mẫu số 2 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu có thời hạn hiệu lực là năm (05) năm kể từ ngày cấp mới.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc thủ tục xin Giấy phép xuất khẩu xăng dầu. Luật Hồng Phúc là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục xin Giấy phép xuất khẩu xăng dầu với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 090.234.6164 –0964.049.410 hoặc liên hệ qua emai: Info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn.