- Luật Hồng Phúc
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vàng, trang sức?
Vàng bạc, trang sức là một mốn đồ rất giá trị, rất nhiều người thay vì tích trữ tiền mặt thì đã chuyển sang mua vàng bạc, trang sức. Tuy nhiên, khi cuộc sống của con người ngày càng khá giả thì nhiều người sử dụng vàng bạc như trang sức để tôn lên giá trị con người. Đáp ứng nhu cầu thị hiếu con người nên có rất nhiều cơ sở kinh doanh vàng, trang sức được thành lập mới. Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Phúc sẽ giới thiệu đến Quý Khách hàng thủ tục xin giấy phép kinh doanh vàng trang sức theo đúng quy định pháp luật.
Vàng là một kim loại quý có màu vàng sẫm, ánh đỏ. Vàng có tên tiếng Latin là Aurum. Vàng nguyên chất là kim loại tương đối mềm, dễ kéo dài, dát mỏng, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Đối với các sản phẩm vàng được kinh doanh trên thị trường thì vàng được chia làm các loại sau: vàng trang sức, mỹ nghệ; vàng miếng; vàng nguyên liệu. Trong đó:
Với mỗi loại vàng, trang sức thì điều kiện kinh doanh lại được quy định khác nhau. Cụ thể:
2.1 Doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.
– Đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức thì việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ để tham gia triển lãm, hội chợ quốc tế thực hiện theo quy định của Chính phủ về hội chợ, triển lãm quốc tế.
Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức còn phải có trách nhiệm trong việc:
2.2 Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Trong trường hợp là các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng thì phải đáp ứng các điều kiện:
Trong trường hợp là tổ chức tín dụng kinh doanh vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
2.3 Doanh nghiệp kinh doanh vàng nguyên liệu phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Hoạt động kinh doanh vàng nguyên liệu chỉ được thực hiện dưới hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu. Đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu thì căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ và cung – cầu vàng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp có giấy phép khai thác vàng.
Giấy phép kinh doanh vàng chỉ đặt ra đối với các doanh nghiệp kinh doanh vàng nguyên liệu và vàng miếng. Theo đó:
3.1 Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vàng miếng
*) Đối với hoạt động mua, bán vàng miếng
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với doanh nghiệp bao gồm:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với tổ chức tín dụng bao gồm:
3.2 Hồ sơ đối với hoạt động kinh doanh vàng nguyên liệu
*) Đối với hoạt động nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh vàng trang sức, mỹ nghệ thì hồ sơ cần có các tài liệu:
*) Đối với hoạt động nhập khẩu vàng nguyên liệu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cần chuẩn bị các tài liệu sau:
*) Đối với hoạt động nhập khẩu vàng nguyên liệu của doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng thì hồ sơ gồm có:
*) Đối với hoạt động xuất khẩu vàng nguyên liệu của doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng
Các doanh nghiệp nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý Ngoại hối) để được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Đối với trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng, sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo để Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn kiểm tra về giấy tờ; pháp lý chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh đối với doanh nghiệp và tình hình trang thiết bị cần thiết để triển khai hoạt động mua, bán vàng miếng tại địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố báo cáo kết quả kiểm tra cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Sau khi xem xét hồ sơ, Vụ Quản lý Ngoại hối trình Thống đốc xem xét, quyết định việc cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng. Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ, cung – cầu vàng trong từng thời kỳ và các quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và Thông tư 16/2012/TT-NHNN, Vụ Quản lý Ngoại hối trình Thống đốc xem xét, quyết định cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng; Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu hoặc Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu; Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng là bộ phận không tách rời của Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc. Luật Hồng Phúc là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 090.234.6164 –0964.049.410 hoặc liên hệ qua emai: Info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn.
Giấy phép kinh doanh vàng trang sức
Giấy phép kinh doanh vàng bạc
Cá nhân có được kinh doanh vàng trang sức
Giấy phép kinh doanh đá quý
Hộ kinh doanh vàng bạc
Xin Giấy phép kinh doanh vàng bạc
Điều kiện kinh doanh vàng bạc đá quý
Điều kiện kinh doanh bạc trang sức
Hộ kinh doanh có được kinh doanh vàng không
Vốn điều lệ kinh doanh vàng