• Luật Hồng Phúc

Thủ tục thành lập công ty may mặc

Thủ tục mở công ty sản xuất hàng dệt may. Hiện nay, trước tình hình kinh tế – chính trị – xã hội đang có nhiều thay đổi dẫn đến những tác động không nhỏ đến cơ hội và thách thức đối với các công ty hoạt động trong ngành dệt may. Tuy nhiên, trước chính sách liên quan đến kinh tế Mỹ – Trung, hiệp định thương mại EVFTA … mở đường cho các sản phẩm ngành dệt may xâm nhập các thị trường mới.

Vì vậy, tiềm năng phát triển kinh doanh trong ngành sản xuất hàng dệt may của Việt Nam hiện nay là rất cao. Tuy nhiên, thủ tục mở công ty sản xuất hàng dệt may sẽ được tiến hành như thế nào?  Vậy, thông qua bài viết này, Luật Hồng Phúc sẽ trình bày cụ thể thủ tục thành lập công ty sản xuất hàng may mặc như sau:

Chuẩn bị trước khi mở công ty sản xuất hàng dệt may

  1. Vốn điều lệ: là ngành nghề kinh doanh không có điều kiện về vốn pháp định nên các thành viên/cổ đông thành lập công ty cần có sự lựa chọn phù hợp với năng lực tài chính, định hướng kinh doanh… Trong đó, tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  2. Tên doanh nghiệp: tên doanh nghiệp bao gồm loại hình công ty (trách nhiệm hữu hạn, hợp danh, cổ phần) và phần tên riêng (tên riêng này có thể trở thành thương mại của công ty sau này). Thành viên/cổ đông thành lập công ty có thể tra cứu tại – https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx về tên công ty nhằm tránh việc sử dụng tên trùng lặp, đặt tên đúng theo quy định của pháp luật.
  3. Trụ sở công ty: Ngoại trừ nhà chung cư, doanh nghiệp có thể đặt trụ sở tại bất kỳ địa chỉ nào đã được xác định địa chỉ giới hành chính (gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
  4. Mã ngành: Công ty sản xuất hàng dệt may có thể chọn một trong các mã ngành sau làm mã ngành kinh doanh chính:
  • 1312 Sản xuất vải dệt thoi
  • 1313 Hoàn thiện sản phẩm dệt
  • 1391 Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác
  • 1392 Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục)
  • 1393 Sản xuất thảm, chăn, đệm
  • 1394 Sản xuất các loại dây bện và lưới
  • 1399 Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu
  • 1410 May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)
  • 1420 Sản xuất sản phẩm từ da lông thú
  • 1430 Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc
  • 1511 Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú
  • 1512 Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm

Ngoài mã ngành chính, công ty được quyền lựa chọn một hoặc một số mã ngành trong các mã ngành còn lại trên hoặc một hoặc một số mã ngành còn lại trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam làm mã ngành bổ sung.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp sản xuất may mặc (01 bộ)

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  2. Điều lệ công ty;
  3. Danh sách thành viên/cổ đông (cổ đông sáng lập; cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài);
  4. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên/cổ đông (cổ đông sáng lập; cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài) là cá nhân, người đại diện;
  5. Bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên/cổ đông là tổ chức (nếu thành viên/cổ đông là tổ chức nước ngoài thì giấy tờ pháp lý phải được hợp pháp hóa lãnh sự);
  6. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư;
  7. Bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (nếu có).
  8. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-may-mac-nhu-the-nao-luat-hong-phuc-vn

Thủ tục mở công ty sản xuất hàng dệt may

  1. Nộp hồ sơ thành lập công ty may mặc

Nộp trực tiếp: Phòng đăng ký kinh doanh hoặc các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc phòng đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh nơi Công ty đặt trụ sở chính.

Nộp trực tuyến: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/ thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng đồng thời nộp hồ sơ gốc bản giấy tại Phòng Đăng ký kinh doanh khi nhận khết quả.

  1. Kết quả sau khi nợp hồ sơ mở công ty may mặc

Hồ sơ hợp lệ: cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;

Hồ sơ không hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định: ra một bản thông báo toàn bộ nôi dung cần sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ;

Thủ tục cần làm sau khi được cấp giấy phép kinh doanh

  • Mua chữ ký số điện tử để thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế điện tử;
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp;
  • Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài;
  • Làm biển hiệu;
  • Đăng ký phát hành hóa đơn điện tử;
  • Góp vốn điều lệ đúng thời hạn. Đảm bảo các điều kiện kinh doanh trước khi kinh doanh.

Tuy ngành dệt may không phải là ngành sản xuất, kinh doanh có điều kiện về thành lập doanh nghiệp nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh lại có tác động lớn đến yếu tố môi trường nên tùy thuộc vào mục đích, quy mô mà công ty cần phải thực hiện các thủ tục cần thiết, liên quan nhằm đáp ứng các điều kiện nhất định:

  • Xây dựng đánh giá môi trường chiến lược
  • Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường trong trường hợp sau:
STTDự ánĐối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trườngĐối tượng thuộc cột 3 phải lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trườngĐối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
1Dự án đầu tư xây dựng cơ sở nhuộmCông suất từ 1.000.000 m2/năm trở lên hoặc từ 200 tấn sản phẩm/năm trở lênTất cảCông suất dưới 1.000.000 m2/năm hoặc dưới 200 tấn sản phẩm/năm
2Dự án đầu tư xây dựng cơ sở dệt không nhuộmCông suất từ 20.000.000 m2 vải/năm trở lên hoặc từ 4.000 tấn vải/năm trở lênThuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thảiCông suất dưới 20.000.000 m2 vải/năm hoặc dưới 4.000 tấn vải/năm
3Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất và gia công các sản phẩm dệt, mayCông suất từ 100.000 sản phẩm/năm trở lên nếu có công đoạn giặt tẩy

Công suất từ 10.000.000 sản phẩm/năm trở lên nếu không có công đoạn giặt tẩy

Chỉ thực hiện đối với dự án đầu tư xây dựng có công đoạn giặt tẩyCông suất dưới 100.000 sản phẩm/năm nếu có công đoạn giặt tẩy

Công suất từ 1.000.000 sản phẩm/năm đến dưới 10.000.000 sản phẩm/năm nếu không có công đoạn giặt tẩy

4Dự án đầu tư xây dựng cơ sở giặt là công nghiệpCông suất từ 100.000 sản phẩm/năm trở lênTất cảCông suất dưới 100.000 sản phẩm/năm
5Dự án sản xuất sợi tơ tằm, sợi bông, sợi nhân tạoCông suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lênThuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thảiCông suất từ 500 tấn sản phẩm/năm đến dưới 5.000 tấn sản phẩm/năm

Căn cứ pháp lý

  1. Luật Doanh nghiệp 2020;
  2. Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  3. Quyết định 27/2018/QĐ-TTG về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
  4. Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường;

Như vậy Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến quý khách hàng trình tự thủ tục mở công ty sản xuất hàng dệt may theo quy định mới nhất. Qúy khách hàng có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được hỗ trợ thêm thông qua:

Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410

Emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn

Thông tin liên quan