• Luật Hồng Phúc

Tư vấn thủ tục thành lập công ty âm nhạc

Âm nhạc là một trong những hình thức giải trí đang chiếm xu thế thịnh hành ngày nay. Với thị trường khách hàng tiềm năng như vậy mà ngày càng có nhiều các công ty âm nhạc được thành lập mới. Việc thành lập một công ty âm nhạc có gì khác so với những công ty khác không? Sau đây Luật Hồng Phúc sẽ giới thiệu đến Quý Khách hàng thủ tục thành lập công ty âm nhạc.

Công ty âm nhạc là gì?

Ngành công nghiệp âm nhạc bao gồm các cá nhân và đơn vị tham gia kiếm tiền từ việc tạo ra các bài hát và bản nhạc mới cũng như bán vé từ các buổi hòa nhạc trực tiếp, kinh doanh từ việc thu âm và ghi hình, từ các sáng tác và còn bao gồm cả những tổ chức – đoàn thể hỗ trợ và đại diện cho người sáng tác âm nhạc. Để ngành công nghiệp âm nhạc có thể phát triển thì các công ty âm nhạc bắt đầu ra đời, nhằm định hướng cho ngành công nghiệp âm nhạc. Một công ty âm nhạc muốn hoạt động tốt phải gồm có: người viết bài hát và người soạn nhạc đảm nhiệm việc sáng tác các bài hát và bản nhạc mới; các ca sĩ, nhạc sĩ, nhạc trưởng và trưởng nhóm nhạc chuyên biểu diễn âm nhạc; các công ty và chuyên gia đảm nhiệm việc tạo ra và bán các bản thu âm (bản thu) cũng như đội ngũ hỗ trợ trong việc tổ chức và trình làng các màn biểu diễn nhạc sống (kỹ sư âm thanh, người đại diện tài năng, người lăng xê, địa điểm âm nhạc, đội ngũ lưu diễn). Như vậy, công ty âm nhạc chính là đơn vị sản xuất ra các sản phẩm âm nhạc hoàn chỉnh, phục vụ cho người nghe, người xem.

Lưu ý khi thành lập công ty âm nhạc?

Hoạt đông kinh doanh của Công ty âm nhạc gồm có:

  • Hoạt động sản xuất phát hành băng đĩa CD
  • Phát hành phân phối các sản phẩm âm nhạc đến công chúng, bất kể bán buôn hay bán lẻ;
  • Các hoạt động liên quan đến trường quay MV âm nhạc, sản xuất các chương trình băng đài;
  • Hoạt động đăng ký bản quyền âm nhạc hoặc quảng cáo, các chương trình âm nhạc truyền hình, điện ảnh.

Như vậy để một công ty âm nhạc hoạt động tốt thì cần phải đảm bảo nguồn lực về tài chính mạnh và đội ngũ nhân viên đón đầu xu hướng của làng giải trí, có các chiến lược quảng cáo thu hút được nhiều người quan tâm và đặc biệt là phải sở hữu đội ngũ sản xuất âm nhạc, các ca sĩ, nhạc sĩ có thể tạo nên những sản phẩm gây ấn tượng với công chúng. Một công ty âm nhạc có thể tồn tại chỉ khi sản phẩm của họ được công chúng đón nhận.

luat-hong-phuc-vn-thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-am-nhac

Chuẩn bị trước khi thành lập công ty âm nhạc

Chuẩn bị tên công ty âm nhạc:

Theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020, tên công ty âm nhạc gồm 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng doanh nghiệp:

  • Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
  • Ngoài ra, tên doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện không vi phạm quy định tại Điều 38, 39 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Chuẩn bị trụ sở công ty âm nhạc:

  • Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có) và phải là nơi thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.

Lưu ý: Công ty âm nhạc không được đăng ký trụ sở tại chung cư và nhà tập thể vì theo quy định luật Nhà ở, chung cư và nhà tập thể chỉ nhằm mục đích ở, không nhằm mục đích kinh doanh.

Chuẩn bị nghành nghề kinh doanh của công ty âm nhạc

Ngành nghề liên quan đến âm nhạc được quy định như sau:

5920: Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc. Nhóm này gồm:

  • Hoạt động sản xuất ghi âm gốc như ghi băng, đĩa CD-s;
  • Phát hành, quảng cáo và phân phối băng ghi âm đến những người bán buôn, bán lẻ hoặc trực tiếp đến công chúng. Các hoạt động này có thể được thực hiện hoặc không được hiện cùng với việc sản xuất các băng ghi âm gốc trong cùng một đơn vị. Nếu không, đơn vị thực hiện các hoạt động này phải có quyền tái sản xuất và phân phối đối với bản ghi âm thanh gốc;
  • Hoạt động ghi âm phục vụ các hoạt động trong trường quay hoặc các nơi khác, bao gồm cả việc sản xuất chương trình băng đài (không phải trực tiếp);
  • Hoạt động xuất bản âm nhạc, như hoạt động của việc có được và đăng ký bản quyền cho tác phẩm âm nhạc, quảng cáo, uỷ quyền và sử dụng các tác phẩm âm nhạc này vào việc ghi âm, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, chương trình trực tiếp, in ấn và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Những đơn vị tham gia trong các hoạt động này có thể sở hữu bản quyền hoặc các hoạt động như việc quản lý các bản quyền âm nhạc thay mặt cho các chủ sở hữu các bản quyền này.
  • Xuất bản âm nhạc và sách nhạc.

Ngoài ra doanh nghiệp âm nhạc có thể lựa chọn một số ngành nghề kinh doanh khác để đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Chuẩn bị vốn điều lệ công ty âm nhạc

Luật không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ của công ty âm nhạc nên công ty có thể lựa chọn một mức vốn điều lệ phù hợp với chủ doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của công ty.

Theo quy định tại luật doanh nghiệp 2020, các thành viên phải góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu sau thời hạn 90 ngày này mà doanh nghiệp chưa góp đủ số vốn điều lệ đăng ký thủ tục thay đổi thông tin cổ đông sáng lập hoặc giảm vốn điều lệ đã góp trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được trong vòng 30 ngày. Vốn điều lệ công ty âm nhạc ảnh hưởng đến mức Lệ phí môn bài.

Hồ sơ cần khi thực hiện thủ tục thành lập công ty âm nhạc

Với mỗi loại hình doanh nghiệp thì hồ sơ thành lập công ty âm nhạc lại khác nhau. Cụ thể:

Đối với công ty TNHH một thành viên

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với công ty TNHH 2 Thành viên và Công ty cổ phần

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với công ty Hợp danh

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với doanh nghiệp tư nhân

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Trình tự hồ sơ mở công ty âm nhạc

  • Doanh nghiệp sẽ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm những tài liệu nêu trên.
  • Sau khi hồ sơ thành lập công ty đã hoàn tất, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ thông qua trang mạng điện tử của Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
  • Sau khi nhận được hồ sơ, chuyên viên của Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong 03ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo từ chối hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ.
  • Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Những thủ tục cần thực hiện sau khi có giấy phép

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về âm nhạc, công ty phải thực hiện các thủ tục sau đây:

  • Khắc dấu-in bảng hiệu;
  • Thông báo phát hành hóa đơn điện tử và tài khoản ngân hàng;
  • Khai thuế ban đầu.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc thủ tục mở công ty âm nhạc. Luật Hồng Phúc là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục mở công ty âm nhạc với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất.

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan