• Luật Hồng Phúc

Tư vấn thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần

Thành lập chi nhánh ở các tỉnh, thành khác nhau là một trong những cách mà doanh nghiệp thực hiện nhằm phát triển, mở rộng hoạt đông kinh doanh của mình. Không những vậy, chi nhánh công ty chính là đơn vị đại diện cho một doanh nghiệp. Vậy nên thành lập chi nhánh công ty sẽ giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển thương hiệu của mình. Chính vì những mục đích như vậy, nhiều doanh nghiệp đã thành lập chi nhánh. Tùy vào mỗi loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh sẽ khác nhau. Bài viết dưới đây Luật Hồng Phúc sẽ cung cấp trình tự, thủ tục để công ty cổ phần thành lập chi nhánh.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Bộ luật dân sự 2015;
  • Nghị định 22/202/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 139/2016/nđ-cp ngày 04 tháng 10 năm 2016 của chính phủ quy định về lệ phí môn bài;

luat-hong-phuc-vn-lam-thu-tuc-thanh-lap-chi-nhanh-cong-ty-co-phan

Đặc điểm của chi nhánh công ty

Thứ nhất, chi nhánh công ty là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, căn cứ theo quy định của BLDS 2015, chi nhánh không có tư cách pháp nhân. Do đó, doanh nghiệp có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh xác lập, thực hiện.

Thứ hai, chi nhánh công ty có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh công ty phải đúng với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Thành phần hồ sơ mở chi nhánh công ty cổ phần

  • Thông báo thành lập chi nhánh công ty cổ phần do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký theo mẫu PLII-7 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT;
  • Bản sao Nghị quyết/ quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc mở chi nhánh công ty cổ phần;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh công ty cổ phần.

Trình tự thủ tục, hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ như đã nêu trên

Bước 2: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Sở Kế hoạch – Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh.

Người thành lập doanh nghiệp cổ phần hoặc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục theo một trong các phương thức sau đây:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
  • Nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính;
  • Nộp hồ sơ qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)

Bước 3: Nhận kết quả

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh công ty cổ phần.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

Trường hợp từ chối cấp: Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

luat-hong-phuc-vn-tu-van-lam-thu-tuc-thanh-lap-chi-nhanh-cong-ty-co-phan

Những lưu ý khi thành lập chi nhánh công ty cổ phần

  1. Đặt tên chi nhánh công ty cổ phần

Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020, khi đặt tên chi nhánh công ty cổ phần cần phải chú ý:

  • Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  • Tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh.
  • Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh. Tên chi nhánh công ty cổ phần được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành.
  1. Cập nhập thông tin chi nhánh vào điều lệ của công ty cổ phần

Căn cứ theo Điều 77 BLDS 2015, Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều lệ của công ty phải bao gồm thông tin của chi nhánh (nếu đó). Vì vậy, khi doanh nghiệp đăng ký hoạt động của chi nhánh thì cũng cần lưu ý điều chỉnh điều lệ công ty cổ phần.

  1. Làm biển Chi nhánh công ty cổ phần

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký hoạt đông chi nhánh công ty cổ phần, Doanh nghiệp phải triển khai làm biển chi nhánh công ty, nội dung gồm 3 thông tin: Mã số thuế, tên chi nhánh doanh nghiệp, địa chỉ chi nhánh và thực hiện treo biển tại địa chỉ chi nhánh trong suốt thời gian hoạt động.

  1. Lựa chọn hình thức hạch toán thuế độc lập hay phụ thuộc

Việc quyết định lựa chọn hình thức quyết toán nào phụ thuộc vào chính tình hình kinh doanh cũng như nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chi nhánh phát sinh ít chi phí, doanh thu cũng như thực hiện ít các chứng từ mua bán kinh doanh thì nên hạch toán phụ thuộc.

Tuy nhiên, đối với các chi nhánh thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, đặc biệt là xưởng sản xuất nhiều hóa đơn đầu ra, đầu vào, nhiều chi phí, chứng từ cần kê khai thì nên thực hiện hạch toán độc lập.

  1. Kê khai thuế đối với các hoạt động của chi nhánh công ty cổ phần

Chi nhánh cần lưu ý nộp các loại thuế: thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN phát sinh từ hoạt động của chi nhánh.

Đối với thuế môn bài, cần lưu ý doanh nghiệp mới thành lập kể từ thời điểm Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực (từ ngày 25/2/2020) thì sẽ được miễn lệ phí môn bài trong vòng 01 năm đầu tiên. Trong thời gian được miễn lệ phí môn bài, nếu doanh nghiệp thành lập chi nhánh công ty cổ phần thì chi nhánh cũng sẽ được miễn lệ phí môn bài.

Trên đây là bài viết về Thủ tục thành lập chi nhánh của công ty cổ phần. Trong trường hợp Quý Khách hàng cần hiểu rõ hơn về thủ tục này, xin hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

  • mẫu thành lập chi nhánh công ty cổ phần
  • quyết định thành lập chi nhánh công ty cổ phần
  • Chi phí thành lập chi nhánh công ty
  • Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty
  • Quy định về thành lập chi nhánh công ty
  • Cách thành lập chi nhánh công ty cổ phần
  • Điều kiện thành lập chi nhánh công ty cổ phần

Thông tin liên quan