• Luật Hồng Phúc

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty tnhh 1 thành viên

Trong thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh doanh nghiệp không tránh khỏi những lúc gặp khó khăn hay cần phải cơ cấu lại hoạt động để đáp ứng với môi trường kinh doanh mới. Theo đó, đa phần các doanh nghiệp đều chọn cách thức đăng ký tạm ngừng kinh doanh. Vậy thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH một thành viên được Luật Doanh nghiệp hiện hành quy định như thế nào ?

Luật Hồng Phúc xin được tư vấn cụ thể về thủ tục này qua nội dung sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
  • Thông tư số 47/2019/TT-BTC

luat-hong-phuc-vn-thu-tuc-tam-ngung-kinh-doanh-cong-ty-tnhh-1-thanh-vien

Khái niệm tạm ngừng kinh doanh

Tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp do nhiều nguyên nhân khác nhau như hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, không thể tiếp tục kinh doanh, cần thời gian để phục hồi, trở lại hoạt động bình thường mà không muốn chấm dứt hoạt động kinh doanh nên doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong một đang trong thời gian nhất định theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Các trường hợp tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH một thành viên

          Theo quy định tại Điều 206 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì Công ty TNHH MTV tạm ngừng kinh doanh trong các trường hợp sau:

  • Chủ sở hữu Công ty TNHH MTV dựa trên điều kiện kinh doanh của công ty ra quyết định tạm ngừng kinh doanh;
  • Tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH MTV theo yêu cầu của Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp sau:
    1. Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
    2. Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;

Nghĩa vụ của Công ty TNHH một thành viên khi tạm ngừng kinh doanh

Việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH MTV không đồng nghĩa với việc chấm dứt các nghĩa vụ của doanh nghiệp. Mà theo khoản 3 Điều 206 Luật Doanh nghiệp năm 2020, trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải:

  • Nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ;
  • Tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Thành phần hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH một thành viên

Đối với hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH MTV, doanh nghiệp cần đảm bảo đủ các giấy tờ sau:

  • Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh công ty (Phụ lục II-19 của Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT).
  • Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty về tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH 1 thành viên.
  • Biên bản họp của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
  • Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp, phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục nộp hồ sơ và nhận kết tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

luat-hong-phuc-vn-ho-so-tam-ngung-kinh-doanh-cong-ty

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH MTV

Doanh nghiệp khi tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH MTV cần phải thực hiện theo các bước được quy định tại Điều 66 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:

Bước 1:   Doanh nghiệp phải chuẩn bị và gửi hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH MTV đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh;

Bước 2:  Sau khi nhận hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp và hẹn ngày trả kết quả;

Bước 3: Nhận kết quả, cụ thể sau 3 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.

Cùng với đó, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tình trạng của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp ( nếu có)  trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.

Về lệ phí đăng ký doanh nghiệp, thì theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC thì doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh được miễn.

Cách thức nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty

Lưu ý: Trường hợp Công ty TNHH MTV có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Các doanh nghiệp có thể tham khảo thêm thủ tục mở lại công ty tạm ngừng tại Luật Hồng Phúc.

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh: đối với mỗi lần thông báo không được quá 01 năm.

Trên đây là những thông tin mà chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên cần biết khi phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Nếu còn những thắc mắc về thủ tục này hay bất kỳ vấn đề pháp lý gì khác thì đừng quên liên hệ Luật Hồng Phúc để được giải đáp nhé./

Thông tin liên quan