• Luật Hồng Phúc

Thủ tục mở công ty chế biến thực phẩm

THỦ TỤC MỞ CÔNG TY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Thủ tục mở công ty chế biến thực phẩm

Thông qua quy trình xử lý, chế biến thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm góp phần nâng cao giá trị thương hiệu, giá trị kinh tế của các sản phẩm nông sản, thủy sản, lâm sản…

Vì vậy, nhu cầu thành lập công ty chuyên về hoạt động chế biến thực phẩm là điều tất yếu nhằm nâng cao giá trị các nguồn nông sản, thủy sản, lâm sản.. đặc trưng, dồi dào tại địa phương. Do đó, thông qua bài viết này, luật Hồng Phúc xin gửi đến quý bạn đọc nội dung tư vấn về thủ tục mở công ty chế biến thực phẩm như sau:

  1. Điều kiện an toàn đối với thực phẩm

Tùy thuộc vào đối tượng thực phẩm được chế biến: thực phẩm tươi sống; thực phẩm đã qua chế biến; thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; … mà công ty sẽ phải tuân thủ một hoặc một số các điều kiện đặc thù của từng sản phẩm về việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; bao gói và ghi nhãn thực phẩm; bảo quản thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn đối với thực phẩm nhưng phải đáp ứng các yêu cầu chung về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

  1. Nội dung cần chuẩn bị trước khi mở công ty chế biến thực phẩm
  2. Chọn loại hình công ty: Tùy thuộc vào mục đích của chủ thể thành lập công ty mà công ty có thể lựa chọn các loại hình công ty sau: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, công ty cổ phần.
  3. Tên công ty: Tên công ty bao gồm hai thành tố là loại hình công ty (trách nhiệm hữu hạn, hợp danh, cổ phần) và phần tên riêng (tên riêng này có thể trở thành thương mại của công ty sau này). Cá nhân, tổ chức thành lập công ty có thể tra cứu tại – https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx về tên công ty nhằm tránh việc sử dụng tên công ty đã được đăng ký trước đó.
  4. Trụ sở công ty: Ngoại trừ nhà chung cư, doanh nghiệp có thể đặt trụ sở tại bất kỳ địa chỉ nào đã được xác định địa chỉ giới hành chính (gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
  5. Nghành nghề kinh doanh

Mã ngành liên quan đến hoạt động chế biến thực phẩm: Tùy thuộc vào định hướng kinh doanh liên quan đến hoạt động chế biến thực phẩm, công ty có thể chọn một trong các mã ngành sau làm mã ngành chính:

1010   Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt

1020   Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản

1030   Chế biến và bảo quản rau quả

1040   Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật

1050   Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa

1061   Xay xát và sản xuất bột thô

1062   Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột

1071   Sản xuất các loại bánh từ bột

1072   Sản xuất đường

1073   Sản xuất ca cao, sôcôla và bánh kẹo

1074   Sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự

1075   Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn

1076   Sản xuất chè

1077   Sản xuất cà phê

1079   Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu

1101   Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh

1102   Sản xuất rượu vang

1103   Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia

1104   Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng

Mã ngành khác: Ngoài các mã ngành được lựa chọn làm mã ngành chính, công ty có quyền lựa chọn thêm một hoặc một số mã ngành khác liên quan hoặc không liên quan đến hoạt động chế biến thực phẩm.

  1. Chuẩn bị vốn điều lệ: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì công ty chế biến thực phẩm không thuộc đối tượng bắt buộc phải có vốn pháp định. Tuy nhiên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động của công ty và là căn cứ tính phí môn bài nên cá nhân, tổ chức thành lập công ty cần lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp với năng lực tài chính cũng như định hướng phát triển sau này.
  2. Hồ sơ (01 bộ)

Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh được lựa chọn, hồ sơ thành lập công ty chế biến thực phẩm tương ứng:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  2. Điều lệ công ty;
  3. Danh sách thành viên/cổ đông (cổ đông sáng lập; cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài);
  4. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với /thành viên/cổ đông (cổ đông sáng lập; cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài) là cá nhân, người đại diện;
  5. Bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên/cổ đông là tổ chức (nếu thành viên/cổ đông là tổ chức nước ngoài thì giấy tờ pháp lý phải được hợp pháp hóa lãnh sự);
  6. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư;
  7. Bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (nếu có).
  8. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
  9. Trình tự thực hiện

Sau khi chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ, cá nhân, tổ chức đăng ký thành lập công ty tiến hành nộp một bộ hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính bằng phương thức trực tuyến (https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/) hoặc trực tiếp.

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo toàn bộ nội dung cần sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ không hợp lệ.

  1. Những việc cần làm sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Hoạt động chế biến thủy hải sản là đối tượng của ngành nghề có điều kiện về giấy phép, vì vậy, để đủ điều kiện tham gia hoạt động sản sản xuất, công ty buộc phải được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Tương tự như những ngành nghề khác, công ty chế biến hải, thủy sản cần thực hiện các công việc sau:

  1. Đăng ký chữ ký điện tử/chữ ký số công cộng
  2. Khắc dấu-in bảng hiệu
  3. Thông báo phát hành hóa đơn điện tử và tài khoản ngân hàng
  4. Xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy
  5. Khai thuế ban đầu
  6. tự công bố sản phẩm/ đăng ký bản công bố sản phẩm
  7. Đăng ký sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu
  8. Đăng ký mã vạch

Căn cứ pháp lý:                                                        

  • Luật Thương mại 2005
  • Luật An toàn thực phẩm 2010
  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
  • Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục mở công ty chế biến thực phẩm của luật Hồng Phúc. Luật Hồng Phúc rất lấy làm vinh hạnh nếu được hỗ trợ thêm nếu Quý khách hàng qua: Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410 hoặc Emai: Info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn

Bạn cũng thể tìm hiểu thêm 1 một vài thông tin hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn đúng lĩnh vực bạn đang cần thực hiện

Thông tin liên quan