• Luật Hồng Phúc

Thủ tục chấm dứt dự án đầu tư

Khi hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư hay khi nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án,… thì nhà đầu tư cần tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư. Vậy cụ thể những trường hợp nào cần làm thủ tục chấm dứt dự án đầu tư và các bước làm diễn ra ra sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Thủ tục chấm dứt dự án đầu tư

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư 2020
  • Nghị định 118/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Các trường hợp chấm dứt dự án đầu tư

Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư năm 2020, những trường hợp sau phải làm thủ tục chấm dứt dự án đầu tư

  • Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;
  • Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
  • Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
  • Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động;
  • Nhà đầu tư bị Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi đất hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư;
  • Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư;
  • Sau 12 tháng mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp được giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 46 của Luật này;
  • Theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài.

Thủ tục chấm dứt dự án đầu tư

  • Nếu nhà đầu tư tự quyết định chấm dứt dự án thì Nhà đầu tư phải gửi hồ sơ quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định
  • Nếu nhà đầu tư chấm dứt dự án theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp hoặc hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư: Trường hợp này, nhà đầu tư phải thông báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, hồ sơ phải có bản sao tài liệu ghi nhận việc chấm dứt dự án.
  • Các trường hợp khác thì đều có Cơ quan đăng ký đầu tư tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động đầu tư.

Với hành vi không làm thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thì Nhà đầu tư có thể bị phạt tối thiểu 20.000.000 đồng và tối đa 30.000.000 đồng.

Thanh lý dự án đầu tư

Việc thanh lý tài sản khi chấm dứt dự án đầu tư dự án đầu tư được thực hiện như sau:

+ Theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư

+ Những dự án đầu tư được nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai

+ Trong quá trình thanh lý dự án đầu tư, nếu nhà đầu tư là tổ chức kinh tế bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản thì việc thanh lý dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản tổ chức kinh tế.

Có thể thấy, sau khi chấm dứt dự án đầu tư, trách nhiệm thanh lý dự án đầu tư thuộc về Nhà đầu tư. Căn cứ vào quy định của pháp luật và thủ tục thanh lý được tiến hành theo quy trình tương ứng. 

Trên đây là những thông tin cần thiết về thủ tục chấm dứt dự án đầu tư. Hy vọng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng chúng hiệu quả trong công việc và cuộc sống.

Thông tin liên quan