• Luật Hồng Phúc

Thủ tục cấp giấy phép lái xe mới nhất

luat-hong-phuc-vn-THỦ TỤC CẤP GPLX THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT HIỆN NAY

Thủ tục cấp GPLX theo quy định mới nhất hiện nay

Khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường thì ngoài giấy tờ xe, người điều khiển phương tiện giao thông cần mang theo giấy phép lái xe (sau đây viết tắt là GPLX).

Vậy, GPLX là gì? Thủ tục cấp GPLX theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào? Sau đây, luật Hồng Phúc xin gửi đến quý bạn đọc nội dung tư vấn như sau:

  1. Giấy phép lái xe là gì?
  2. Giấy phép lái xe

Giấy phép lái xe hay còn gọi là bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp của của nhà nước cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới phù hợp với loại giấy phép được cấp trên các con đường công cộng theo một mẫu chung thống nhất.

Điều kiện đối với người học lái xe: là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam có đáp ứng các điều kiện về: độ tuổi (tính đến ngày dự thi sát hạch), sức khỏe, trình độ văn hóa, đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km (học để nâng hạng)

Hình thức đào tạo: Đối với phần lý thuyết thì đối với hạng A1, A2, A3, A4 và ô tô hạng B1 thì được tự học ký thuyết nhưng phải đăng ký tại cơ sở được phép đào tạo để được ôn luyện, kiểm tra (trừ A4 và B1 phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo); hạng B2, C, D, E và F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở và được kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo.

Phạm vi sử dụng: toàn quốc

  1. Phân hạng giấy phép lái xe
  2. Hạng A1: xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3đến dưới 175 cm3 hoặc xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
  3. Hạng A2: xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái x GPLX hạng A1.
  4. Hạng A3: xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho GPLX hạng A1 và các xe tương tự.
  5. Hạng A4: các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
  6. Hạng B1: ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; ô tô dùng cho người khuyết tật; máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
  7. Hạng B2: ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; các loại xe quy định cho GPLX hạng B1.
  8. Hạng C:ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2.
  9. Hạng D: ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2 và C.
  10. Hạng E: ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2, Cvà D.

`     Đối với các hạng B1, B2, C, D và E thì người điều khiển xe có thể kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg do đó, để nâng cấp quyền điều khiển phương tiện, kéo thêm sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa thì có thêm các hạng được nâng cấp như sau:

  1. Hạng F: đã có GPLX các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:
  2. Hạng FB2: các loại xe quy định tại GPLX hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho GPLX hạng B1 và hạng B2;
  3. Hạng FC: các loại xe quy định tại GPLX hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2, C và hạng FB2;
  4. Hạng FD: các loại xe quy định tại GPLX hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2, C, D và FB2;
  5. Hạng FE: các loại xe quy định tại GPLX hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
  6. Thời hạn sử dụng
  7. Không có thời hạn: A1, A2, A3
  8. 05 năm kể từ ngày cấp: C, D, E, FB2, FC, FD, FE
  9. 10 năm kể từ ngày cấp: A4, B2
  10. Theo độ tuổi: B1 (đến khi từ đủ 55 đối với nữ và 60 đối với nam hoặc 10 khi trên 55 đói với nữ và trên 60 đối với nam)
  11. Thủ tục cấp GPLX
  12. Hồ sơ (01 bộ)

Trường hợp học lái xe lần đầu

  1. Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp GPLX
  2. Thẻ căn cước công dân/hộ chiếu còn thời hạn
  3. Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài
  4. Giấy khám sức khỏe của người lái xe
  5. Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trân nơi cư trú, xác nhận là người đồng bào thiểu số không biết đọc, viết

Trường hợp học nâng hạng thì hồ sơ cần bổ sung thêm

  1. Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn
  2. Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng GPLX lên các hạng D, E
  3. Bản sao GPLX đã được cấp
  4. Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ sở đào tạo
  5. Nội dung đào tạo: tùy từng hạng GPLX mà người học sẽ học các nội dung sau: pháp luật giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe, thực hành lái xe, đạo đức người lãi xe và văn hóa giao thông…
  6. Kỳ sát hạch
  • Kỳ sát hạch được tiến hành tại các trung tâm sát hạch lái xe
  • Nội dung sát hạch lý thuyết: gồm các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe, cấu tạo và sửa chữa thông thường, nghiệp vụ vận tải…
  • Nội dung sát hạch thực hành: tùy thuộc vào hạng GPLX mà người tham gia sát hạch điều khiển xe qua các hình số 8, vạch đường thẳng, vahj cản, đường gồ ghề, chữ chi, năm cọc chuẩn…
  1. Kết quả
  2. Đối với hạng A1, A2, A3, và A4

Công nhận trúng tuyển: nếu nội dung sát hạch lý thuyết và thực hành lái xe đạt

Không công nhận trúng tuyển: nếu không đạt một trong hai hoặc cả hai nội dung sát hạch lý thuyết và thực hành và được đăng ký sát hạch lại kể từ kỳ sát hạch tiếp theo, với cùng một cơ quan quản lý sát hạch cấp GPLX

Lưu ý:

  1. Nếu thí sinh không đạt sát hạch lý thuyết thì không được tham gia sát hạch thực hành lái xe
  2. Nếu thí sinh đạt thực hành lý thuyết nhưng không đạt thực hành lái xe thì kết quả thực hành lý thuyết được bảo lưu trong vòng 01 năm kể từ ngày có kết quả.
  3. Đối với hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F

Công nhận trúng tuyển: nếu nội dung sát hạch lý thuyết, sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông, thực hành lái xe trong tình huống và trên đường

Không công nhận trúng tuyển: nếu không đạt một, một số nội dung sát hạch lý thuyết, sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông, thực hành lái xe trong tình huống và trên đường và được đăng ký sát hạch lại kể từ kỳ sát hạch tiếp theo, với cùng một cơ quan quản lý sát hạch cấp GPLX

Lưu ý:

  1. Nếu thí sinh không đạt sát hạch lý thuyết thì không được tham gia sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông; không đạt nội dung sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông thì không được tham gia sát hạch thực hành lái xe trong hình; không đạt sát hạch thực hành lái xe trong hình thì không được tham gia sát hạch nội dung lái xe trên đường
  2. Nếu thí sinh đạt thực hành lý thuyết, sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông; thực hành lái xe trong hình nhưng không đạt thực hành lái xe thì kết quả thực hành lý thuyết được bảo lưu trong vòng 01 năm kể từ ngày có kết quả.

Căn cứ pháp lý:

  1. Thông tư 38/2019/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ
  2. Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Như vậy Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến quý khách hàng trình tự thủ đăng ký cấp GPLX theo quy định mới nhất hiện nay. Qúy khách hàng có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được hỗ trợ thêm thông qua:

Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410

Emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn

 

 

Thông tin liên quan