- Luật Hồng Phúc
Hiện nay, nhu cầu phát triển hoạt động giao thương, mở rộng thị trường ngày càng lớn, kéo theo đó đã làm tăng việc thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện của các công ty, thương nhân. Trong đó, việc thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước cũng đang được rất được quan tâm và băn khoăn. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài? Bài viết sau đây, công ty Luật Hồng Phúc sẽ phân tích và làm rõ cho quý khách hàng về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý:
- Luật doanh nghiệp năm 2020;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2020 có thể hiểu văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo khoản 4 Điều 31 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, có thể thấy rằng pháp luật đã quy định cụ thể cho các doanh nghiệp, công ty Việt Nam được phép mở văn phòng đại diện ở nước ngoài. Tuy nhiên, kèm theo đó với điều kiện việc thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài đó phải được thực hiện theo quy định của pháp luật nước sở tại nơi doanh nghiệp tiến hành mở văn phòng đại diện và pháp luật Việt Nam.
Theo Điều 45 Luật Doanh nghiệp năm 2020 và hướng dẫn tại Điều 31 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, khi đăng ký thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài thì doanh nghiệp cần chuẩn bị đủ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
Ngoài việc phải tuân thủ quy định của pháp luật nước sở tại liên quan đến việc thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài thì doanh nghiệp Việt Nam tiến hành việc mở văn phòng đại diện tại nước ngoài còn phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến việc thực hiện thủ tục thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Do vậy, khi mở văn phòng đại diện ở nước ngoài cần thực hiện theo các bước như sau:
Lưu ý:
- Trường hợp nộp hồ sơ online, khi kiểm tra hồ sơ online đã đủ điều kiện thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ bản cứng.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
Trên đây là những tư vấn mà các doanh nghiệp cần biết khi đăng ký thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài. Nếu còn những thắc mắc về thủ tục này hay bất kỳ vấn đề pháp lý gì khác thì đừng quên liên hệ Luật Hồng Phúc để được giải đáp nhé.